THÁI ĐỘ TÍCH CỰC KHI PHỎNG VẤN – CHÌA KHOÁ DẪN TỚI THÀNH CÔNG

Một số người có xu hướng quên đi việc họ đang ở trong quá trình phỏng vấn xin việc, đó là quá trình đầu tiên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn thể hiện mình là một người nhàm chán, không quan tâm đến mọi việc thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ đó chính là thái độ bạn dành cho công việc.

Khi phỏng vấn, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người phỏng vấn và nghĩ xem bạn có tạo được ấn tượng không. Hãy nhớ rằng, những người đang phỏng vấn bạn với hy vọng bạn sẽ gia nhập vào công ty của họ.

1. Chuẩn bị phỏng vấn

Khi phải đối diện với một người khó tính, bạn cần tự lo lắng cho cuộc phỏng vấn của mình. Bạn hãy mạnh dạn, sẵn sàng nói chuyện với bất kỳ ai về bất cứ điều gì và tỏ ra hào hứng với câu chuyện.

Bước đầu tiên để chuẩn bị là đảm bảo bạn đã nghỉ ngơi và sẵn sàng giải quyết mọi tình huống. Nếu bạn mệt mỏi và căng thẳng, bạn có thể không thể hiện được hình ảnh đẹp nhất của mình trong buổi phỏng vấn.

Bước tiếp theo chính là chuẩn bị trang phục. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn mặc phù hợp với công ty mình đến phỏng vấn. Tiếp theo, dành một ít thời gian để luyện tập trả lời trước những câu hỏi phỏng vấn có thể được hỏi.

Cuối cùng, nghiên cứu thông tin về công ty và chuẩn bị một số câu hỏi thông minh dành cho người phỏng vấn. Khi nhà tuyển dụng kết thúc và muốn bạn đặt câu hỏi, đó chính là lúc để bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Những thói quen chuẩn bị này sẽ giúp bạn thư giãn và sẵn sàng tham gia cuộc phỏng vấn.

2. Phỏng vấn

Cuối cùng khi bạn đến buổi phỏng vấn, hãy luôn đến sớm ít nhất 5 đến 10 phút. Việc bạn đến sớm cho thấy một sự phấn khích và háo hức để có được công việc cũng như thể hiện thái độ chuyên nghiệp của bạn. Nếu người phỏng vấn đến muộn, hãy luôn thấu hiểu và cố gắng đồng cảm với họ. Nếu một người phỏng vấn có một yêu cầu kỳ lạ, hãy luôn sẵn sàng. Điều này sẽ cho người phỏng vấn thấy bạn linh hoạt và có khả năng thích ứng với các tình huống thay đổi.

Trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy duy trì một khuôn mặt tươi tắn và thái độ cởi mở cũng như một tư thế thoải mái (không khoanh tay trước ngực, không tránh giao tiếp bằng mắt). Luôn thể hiện rằng bạn đang chú ý và hào hứng với những cơ hội mà nhà tuyển dụng trình bày. Cuối cùng, điều chỉnh thái độ của bạn để phù hợp với thái độ của người phỏng vấn.

3. Sau phỏng vấn

Khi cuộc phỏng vấn cuối cùng kết thúc, hãy nhớ gửi lời cảm ơn qua email đến nhà tuyển dụng. Nếu bạn không có thông tin liên lạc với người phỏng vấn mình, hãy nhờ chuyển lời cảm ơn của bạn đến người họ thông qua người gửi mail cho bạn. Cho dù bạn cảm thấy mình có được công việc đó hay không, hãy vẫn chuyên nghiệp và thể hiện thái độ tích cực, hào hứng. Nếu bạn nhận được thông báo từ chối, hãy trả lời bằng lời cảm ơn vì họ đã dành thời gian phỏng vấn bạn và cho họ biết rằng bạn vẫn sẽ quan tâm nếu họ thay đổi ý định. Hãy luôn duy trì thái độ tích cực nhé.

Nếu bạn không nhận được thông tin từ phía nhà tuyển dụng trong một thời gian, hãy kiểm tra lại địa chỉ email. Nếu có, hãy gửi cho người liên hệ của bạn một ghi chú nhanh chóng, chuyên nghiệp nói rằng bạn vẫn sẵn sàng cho vị trí này.

Cuối cùng, cho dù bạn có nhận được công việc hay không, bạn vẫn nên giữ thái độ chuyên nghiệp và hào hứng về việc nhận vị trí mới và để thái độ đó thể hiện trong mọi hành động và lời nói của bạn.

(Sưu tầm)

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn