Bạn muốn chinh phục tiếng Anh ư? Nếu coi đó là cô gái bạn muốn tán thì sao nhỉ. Tất nhiên, cô ấy phải có điều gì đó làm bạn hứng thú rồi. Tiếng Anh cũng như vậy đó, hãy tìm hiểu thật nhiều về những điều thú vị xung quanh ngôn ngữ này. Biết đâu một ngày, bạn sẽ thực sự, thực sự yêu ngôn ngữ ấy.

nguon goc tieng anh

Quay trở lại chủ đề hôm nay, có thể nhiều người đã biết tiếng Anh hiện đại là ngôn ngữ kết hợp giữa tiếng Latin, tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Pháp. Nguồn gốc sâu xa của tiếng Anh là thứ mà các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm. Dù vậy, chúng ta có thể bắt đầu từ những thông tin đã được công bố.

Từ “English” bắt nguồn từ Angle, một trong những bộ tộc người Đức đã di cư đến Anh. Tiếng Anh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisia, nhưng vốn từ vựng đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ các ngôn ngữ Đức khác, cũng như từ tiếng Latin và các ngôn ngữ Rôman, nhất là tiếng Pháp/Norman.

Tiếng Anh đã phát triển trong quãng thời gian hơn 1.400 năm. Dạng cổ nhất của tiếng Anh – một tập hợp các phương ngữ Anglo-Frisia được mang đến đảo Anh bởi người Anglo-Saxon vào thế kỷ V – được gọi là tiếng Anh cổ (Old English). Bởi vậy, người ta hay nhắc đến “Anglo-Saxon” như một thuật ngữ chỉ tiếng Anh cổ.

I. Anglo-Saxon – Những người đầu tiên sử dụng tiếng Anh cổ (450-1066 sau CN)

Tiếng Anh cổ bắt đầu hình thành sau khi nước Anh bị x.â.m lược bởi 3 bộ tộc Angles, Saxons và Jutes vào thế kỷ thứ V (khoảng năm 450 sau CN). Lúc đó những người bản địa ở Anh đang nói tiếng Xen-Tơ. Hầu hết họ bị những kẻ x.â.m lược dồn về phía Tây và Bắc – chủ yếu ở nơi bây giờ là xứ Wale, Scotland và Ireland. Trong suốt thế kỷ thứ 9, tất cả các bộ lạc Đức xâm lược đều được gọi là Englisc, đó là nguồn gốc của từ England và English.

Ba bộ tộc đó sử dụng một loại ngôn ngữ gần giống nhau và nó được người Anh phát triển thành tiếng Anh cổ, thứ ngôn ngữ được phát âm và viết không giống với tiếng Anh hiện nay. Các nhà nghiên cứu ước tính có đến 85% tiếng Anh cổ không còn được sử dụng. Những từ còn sót lại có thể kể đến: be, strong, water. 

II. Sự x.â.m lược của Norman và Tiếng Anh trung đại (1066 – khoảng 1500) 

Với cuộc xâm lược của Normandy (một phần của nước Pháp hiện nay) vào năm 1066, thứ tiếng Anh cổ được “Bắc Âu hóa” giờ lại tiếp xúc với tiếng Norman cổ, một ngôn ngữ Rôman rất gần với tiếng Pháp. Tiếng Norman tại Anh cuối cùng phát triển thành tiếng Anglo-Norman, đây chính là cơ sở để phân biệt  tiếng Anh trung đại với tiếng Anh cổ. Từ điển tiếng Anh Oxford chỉ rõ thời kỳ mà tiếng Anh Trung đại được sử dụng là từ năm 1150 đến năm 1500.

Giai đoạn đầu: Dân thường nói tiếng Anh cổ, quý tộc nói tiếng Norman
Vào giai đoạn đầu, tầng lớp quý tộc nói tiếng Norman trong khi dân thường tiếp tục nói tiếng Anglo-Saxon. Người Norman mang đến một lượng lớn từ ngữ liên quan đến chính trị, pháp luật, nghệ thuật và tôn giáo. Đã có hơn 10,000 từ vựng được người Norman thêm vào tiếng Anh cổ.

Giai đoạn sau: Tiếng Anh – Norman được dung hợp với nhau
Từ năm 1337 đến năm 1453, “Chiến tr.a.nh Trăm Năm” đã nổ ra giữa hoàng tộc Anh (lúc này được nắm quyền bởi những vương công xứ Anjou) và hoàng tộc Pháp với nhiều lần ưu thế thuộc về Pháp. Về cơ bản, tiếng Norman đã rất gần với tiếng Pháp, nay lại cộng hưởng thêm sự giao thoa văn hoá Pháp , khiến tiếng Anh – Norman được dung hợp mạnh mẽ để sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực.

III. Tiếng Anh cận đại (1500 – 1800)

Chuẩn hoá cách phát âm (the Great Vowel Shift) và bắt đầu phổ biến trên thế giới

Những thay đổi đáng chú ý của tiếng Anh trong thời kỳ này:

– Công cuộc Great Vowel Shift (1350–1700), tiếp tục đơn giản hóa biến tố và chuẩn hóa ngôn ngữ.

– Năm 1611, Kinh thánh lần đầu được dịch ra tiếng Anh

– Sự phát triển của ngành hàng hải và in ấn khiến tiếng Anh trở nên phổ biến trên các tài liệu ở nhiều nơi trên thế giới

– Khoa học phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của các từ vựng về vật lý, hoá học, sinh học, địa lý, thiên văn học,…

IV. Tiếng Anh hiện đại (1800 đến nay)

Một lượng từ vựng khổng lồ được kết nạp

Đây là thời kỳ hoàng kim của Đế quốc Anh khi 1/4 diện tích đất liền trên thế giới là lãnh thổ và thuộc địa của họ. Nhờ đó, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu đích thực đầu tiên. Đồng thời, với sự kết nạp thêm ngôn ngữ của rất nhiều thuộc địa, lượng từ vựng được gia tăng một cách chóng mặt. 

Sau khi giành lại độc lập, nhiều thuộc địa đã tiếp tục sử dụng tiếng Anh theo cách riêng của họ. Tiếng Anh chiếm vị trí thống trị ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc, một số nước Châu Phi,… Đến thế kỷ 20, Hoa Kỳ nổi lên như một siêu cường sau Thế Chiến thứ II đã tăng tốc việc lan rộng ngôn ngữ này ra toàn cầu.

Đến nay, tiếng Anh hiện đại có khoảng 170,000 từ vựng tiếng Anh. Con số này vẫn tiếp tục gia tăng dưới sự bùng nổ của khoa học, công nghệ; các ngành nghề mới và xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ. Biết đâu một ngày, chính bạn lại là chủ nhân của một từ tiếng Anh mới thì sao nhỉ… ^^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn