Đạt vị trí số 1 trong bảng xếp hạng mạng xã hội đáng tin cậy nhất trong 3 năm liên tiếp. Không thể không nhắc đến LinkedIn. Khác với các nền tảng khác, LinkedIn tập trung vào các kết nối công việc, tìm kiếm việc làm lớn nhất toàn cầu. Vậy tạo Profile LinkedIn như thế nào cho chuyên nghiệp để “cưa đổ” nhà tuyển dụng?

Tại sao nên tạo Profile trên LinkedIn?

Cuối năm 2022 đã có hơn 50 triệu doanh nghiệp xuất hiện trên nền tảng này. Mỗi ngày có 52 triệu người tìm việc trên LinkedIn. Cùng với đó là có 8.7 triệu lượt ứng tuyển. Do đó, LinkedIn được coi là mắt xích không thể thiếu khi tuyển dụng việc làm. Theo Manifest, có tới 67% nhà tuyển dụng xem hồ sơ LinkedIn của ứng viên trước khi gửi thư mời nhận việc (Offer Letter).
tạo profile linkeln
Sở hữu một profile LinkedIn chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng và niềm tin với Nhà tuyển dụng, mà còn mở rộng networking với những người cùng ngành để từ đó mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới một cách bị động. Có thể nói đây là “động cơ bổ trợ” đắc lực giúp bạn có thể đi nhanh và đi xa hơn trên con đường công danh sự nghiệp của mình. Tuy nhiên không giống các nền tảng khác, để xây dựng profile LinkedIn chuyên nghiệp đúng nghĩa thì bạn rất cần sự trau chuốt trong ngôn từ, tinh tế trong hình ảnh đại diện và chọn lọc trong kinh nghiệm.

Phần 1: Giới thiệu

Xây dựng tạo Profile LinkedIn chuẩn All Star sẽ giúp bạn tăng khả năng tiếp cận được đến nhiều nhà tuyển dụng gấp 27 lần. Nếu bạn chưa biết, All Star là trạng thái hoàn thiện nhất của tài khoản LinkedIn.
Một Profile LinkedIn sẽ có 3 phần: phần giới thiệu, phần nội dung và phần bổ sung. Đầu tiên là phần giới thiệu, bạn sẽ không có một cơ hội thứ 2 đế gây ấn tượng đầu tiên nên đây chính là phần quan trọng nhất của profile. 

Phần giới thiệu bao gồm: Tên, ảnh đại diện, ảnh bìa và headline. Cụ thể như sau:

  • Tên: Bạn có thể để có dấu hoặc không dấu tùy ý.
  • Ảnh đại diện: Để có một chiếc ảnh đại diện chuyên nghiệp, bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại, lên đồ lịch sự và ánh sáng mặt trời. Lưu ý, hãy nhìn thẳng vào camera, cười tươi và background gọn gàng, là xong. Bạn có thể chọn tách nền hoặc xóa phông ảnh.
  • Ảnh bìa: Có khá nhiều phong cách ảnh bìa, bạn có thể để tên + vị trí, một vài câu châm ngôn của bản thân liên quan đến công việc hoặc một câu USP của bạn.
  • Headline: Đây là câu rất quan trọng để thu hút mọi người muốn xem profile của bạn. Bạn có thể tham khảo công thức ngay bên dưới.

tao profile linkein

Sau khi hoàn thiện những phần trên, chúng ta sẽ update vào phần giới thiệu của Profile LinkedIn nhé, rất đơn giản phải không? 

Phần 2: Nội dung

Quan trọng nhất đó chính là nội dung với 4 phần About, Education, Position và Skill. Phần About, bạn sẽ viết một đoạn giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình, giới hạn 2600 từ. Tuy nhiên, theo chuyên gia của LinkedIn, bạn chỉ nên viết trong khoảng từ 1000 – 1200 từ. Phần này, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn là ai, bạn có khả năng gì và tôi có nên Connect với bạn không? Để viết phần này, bạn có thể tham khảo gợi ý bên dưới.

Phần này chỉ là ví dụ, hy vọng bạn sẽ cá nhân hóa được những phần trên một cách chính xác nhất nhé.

Phần Education, bạn sẽ phải điền tất cả các thông tin liên quan đến trường học mà mình đã, đang theo học bao gồm tên trường, ngành học, thời gian tốt nghiệp, bằng cấp, GPA.

Phần kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ viết một câu tóm tắt các đầu công việc của mình và diễn giải chi tiết. Phần này không nhất thiết phải là công ty, nếu bạn tham gia bất cứ công việc nào trên 3 tháng cũng có thể đưa vào. Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên có kinh nghiệm tham gia CLB, cũng khá giá trị để đưa vào LinkedIn. 

Theo thống kê của LinkedIn, những ai liệt kê tối thiểu 5 kỹ năng thì có tỷ lệ được liên hệ bởi nhà tuyển dụng lên đến 27 lần. Cách thêm khá đơn giản, bạn chỉ cần thêm lần lượt các kỹ năng vào là xong. Các kỹ năng này chỉ được công nhận khi bạn nhận được Endorsement. Đó là khi có người khác công nhận khả năng đó của bạn, có càng nhiều Endorsement thì khả năng xuất hiện càng cao. Chính vì vậy, khi có cơ hội, bạn có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé!

Phần 3: Bổ sung

Vì là phần bổ sung nên các phần này hoàn toàn không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thực hiện được, chắc chắn sẽ làm profile của bạn khủng hơn rất nhiều. Phần license & certification, bạn có thể để các chứng chỉ có giá trị tại đây như bằng IELTS, CFA hoặc các chứng chỉ của PTS. Lưu ý, đây phải là các chứng chỉ được quốc tế công nhận, nếu không bạn để ở đây cũng không có giá trị.

tạo profile linkeln

Cuối cùng, hãy nhấn vào Edit your custom URL, sau có lấy link này để connect với ít nhất 50 người trên LinkedIn nhé. SunUni Academy chúc bạn thực hiện thành công và có thể tạo Profile Linkeln chuẩn All Star.

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn