TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH VIẾT CV DÀNH CHO NEWBIE

Nếu chưa có kinh nghiệm, cách viết CV làm sao cho đúng – đủ – ấn tượng hẳn sẽ là phần khiến bạn lo lắng nhất. Vậy làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ qua CV? Hay có thể tìm mẫu CV các ngành ở đâu?

Cùng tìm hiểu với SunUni Academy thông qua bài viết dưới đây.

Tất tần tật về cách viết CV

1. Tổng quan về CV (Giới thiệu cơ bản về CV cho newbie):

  • CV là gì? 

CV (viết tắt của Curriculum Vitae, tạm dịch là Sơ yếu lý lịch nhưng bản chất khác với sơ yếu lý lịch) là bản tóm lược tất cả những thông tin liên quan đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cùng các kỹ năng mềm, các chứng chỉ, thành tích khen thưởng liên quan đến công việc mà ứng viên gửi tới người đăng tin tuyển dụng.

Giải thích một cách ngắn gọn, CV sẽ gần giống như một bản tổng hợp “Quá khứ bạn đã làm gì?” để nhà tuyển dụng có thể hiểu sơ qua về bạn nhanh nhất có thể.

  • Tại sao lại cần CV?

Vì chúng ta là những người lạ, để biết về nhau mà không phải gặp mặt, trò chuyện, cách nhanh nhất là hãy trao gửi các “văn bản” giới thiệu về mình cho nhau.

📃 Nhà tuyển dụng có JD (Job description)
📄 Ứng viên có CV

Vì vậy, hãy xem CV là tấm vé quyết định bạn có thể vào tiếp vòng phỏng vấn hay không. Hơn nữa, cũng vì từ vòng đầu tiên nên tính chất cạnh tranh sẽ rất lớn, do đó học viết CV là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tìm việc.

2. Hướng dẫn viết CV chuyên nghiệp từ A-Z:

2.1. Chuẩn bị gì trước khi viết CV?

Trước khi viết CV, đây là một số “nguyên liệu” cần thiết cần chuẩn bị:

  • Hiểu mình: 

Để viết được CV, bạn hãy liệt kê ra một số đề mục quan trọng trong CV bao gồm:

🔹 Thông tin cá nhân

🔹 Mục tiêu nghề nghiệp

🔹 Trình độ học vấn

🔹 Kinh nghiệm làm việc

🔹 Kỹ năng

🔹 Chứng chỉ và giải thưởng (Nếu có)

  • Hiểu ngành, hiểu nghề, hiểu vị trí ứng tuyển:

Bước tiếp theo trước khi chuẩn bị CV chuyên nghiệp chính là tìm hiểu về ngành và nghề của công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này là cần thiết không chỉ ở bước làm CV, mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ yêu cầu ở ứng viên phải có những hiểu biết cơ bản về ngành, nghề.
Sau khi đã hiểu hơn về ngành và nghề, bạn cần tìm hiểu về vị trí mà bạn ứng tuyển. Tùy vào từng vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm riêng. Việc hiểu và nắm nắm rõ yêu cầu công việc khi làm ngành này để đưa những thông tin sát nhất về bạn (có liên quan đến nghề) sẽ giúp bạn biết nên viết gì vào CV và có cách trình bày phù hợp trong CV của mình.

2.2. Bắt tay viết CV chuyên nghiệp:

Trước khi bắt tay vào viết CV bạn hãy nhớ nguyên tắc: cô đọng, rõ ràng.

Ngoài ra, một CV chuyên nghiệp cần đảm bảo được trình bày ngắn gọn, sắp xếp thứ tự các phần hợp lý và quan trọng và đầy đủ các thông tin cần thiết chính.

2.2.1. Cách viết CV “chung”:

  • Thông tin cá nhân

Thông thường, phần Họ và tên sẽ được sử dụng làm tiêu đề của CV. Khi đó bạn cần làm nổi bật dòng này bằng cách để cỡ chữ to, viết in hoa, in đậm.

Đồng thời ở  phần thông tin cá nhân bạn cần cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết như email cá nhân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ.

  • Mục tiêu nghề nghiệp 

Đây là phần mà nhiều bạn thường hay “xem nhẹ”, thiếu sự chăm chút, đầu tư kỹ càng. Nhưng thực ra nếu viết tốt, bạn có thể tạo được một chiếc CV ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Nên chia phần này thành hai mục: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, thể hiện rõ dự định tương lai của bạn. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp sẽ ghi được nhiều điểm.

  • Học vấn

Với một số ngành nghề đặc thù thứ tài chính, luật, thuế, kế kiểm, học vấn và bằng cấp là phần được lưu tâm khá nhiều. Ở phần này, hãy cung cấp thông tin về Tên trường, thời gian, chuyên ngành học và điểm GPA (nếu bạn đạt được số điểm tốt còn không thì không cần).

  • Kỹ năng 

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết được những kỹ năng mà bạn có để phục vụ cho công việc là gì. Ở phần này, bạn nên nêu ra những kỹ năng của bản thân thông qua chứng nhận, chứng chỉ hoặc hoạt động cụ thể.

  • Thành tích

Đây không phải là phần bắt buộc phải có trong CV. Tuy nhiên, nếu bạn có thành tích nổi bật thì đây sẽ là điểm cộng lớn. Ở phần này, bạn nên nêu rõ về cuộc thi hay chương trình mà mình đã tham gia, thành tích Đạt được (top 5, Giải Ba,…) và thời gian. Đồng thời những thành tích này nên là những thành tích thực sự nổi bật và liên quan đến vị trí ứng tuyển

  • Kinh nghiệm làm việc – Phần quan trọng nhất trong CV ứng tuyển của bạn

Đây là phần thông tin quan trọng hàng đầu đối với nhà tuyển dụng. Qua phần này, nhà tuyển dụng gần như đã đánh giá được khả năng phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để “làm đẹp” phần này.

  • Hoạt động ngoại khóa

Nếu có, bạn có thể ghi 1-2 hoạt động nổi bật nhất. Không nên lạm dụng hoạt động ngoại khóa không liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển.

2.2.2. Cách viết CV “ngành”: 

CV nhìn chung sẽ theo format chung được giới thiệu ở trên. Tuy nhiên khi làm CV, để ứng tuyển vị trí thuộc từng ngành nghề cụ thể sẽ có những đặc trưng khác biệt bạn cần chú ý:

  • Marketing – PR

Marketing là một ngành rất rộng, gồm nhiều ngành khác nhau như brand, trade, digital,.., Vì vậy, sẽ có rất nhiều vị trí thuộc nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số lưu ý cung khi viết CV ngành Marketing:

+ Kỹ năng làm việc: bạn hãy nhấn mạnh khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo, nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc.
+ Kinh nghiệm: bạn hãy đưa ra những con số cụ thể cho các dự án đã từng làm.
+ Thể hiện sự chuyên nghiệp: sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành,…

  • HR (Human Resource):

Khi viết CV ứng tuyển các vị trí ngành nhân sự, bạn nên chú trọng phần mục tiêu nghề nghiệp bởi vì đặc thù ngành này. Bên cạnh đó, giống như CV ngành Marketing, bạn cũng nên chú ý sử dụng các từ ngữ chuyên ngành để thể hiện sự chuyên nghiệp. Một số kỹ năng thường được đề cập trong CV ngành nhân sự là: Kỹ năng giao tiếp, khả năng dẫn dắt, lãnh đạo; khả năng tổ chức; khả năng làm nhiều việc một lúc (multi–tasking).

  • Sales (Kinh doanh, bán hàng):

Khi viết CV đối với ngành sale, bạn cần chú ý vào các con số và cách thể hiện chúng một cách ấn tượng. Đặc thù khi làm Sales thường gắn liền nhiều với KPI, do đó hãy thể hiện những thành tích bạn đạt được bằng cách lượng hóa kết quả của mình.

2.3. Những lỗi cơ bản thường gặp khi viết CV

Một số lỗi khi viết CV

  • Lỗi nội dung:

🔹 Thiếu thông tin quan trọng: CV nên bao gồm tên, thông tin liên hệ, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thành tựu. Không cung cấp thông tin quan trọng có thể làm mất điểm trong việc đánh giá hồ sơ.

🔹 Ảnh cá nhân trên CV không phù hợp

🔹 CV quá dài hoặc quá ngắn: CV quá dài làm mất hứng thú của nhà tuyển dụng và CV quá ngắn không thể trình bày đủ thông tin. Thông thường, CV nên giữ ngắn gọn, tập trung vào những thông tin quan trọng nhất.

🔹 Sử dụng ngôn ngữ không chuyên nghiệp: Cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự và chuyên nghiệp trong CV.

🔹 Thiếu liên kết với yêu cầu công việc: CV nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Nêu rõ các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển.

🔹 Đưa thông tin giả mạo: Không đưa thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin giả mạo trong CV. Nếu bị phát hiện, bạn có thể mất cơ hội được chọn cho vị trí.

🔹 Sắp xếp thứ tự thời gian lộn xộn

🔹 Mục tiêu chung chung, không có mốc thời gian

  • Lỗi hình thức:

🔹 Đặt sai tiêu đề CV

🔹 Hãy tránh viết sai chính tả, ngữ pháp lủng củng, và viết tắt không cần thiết

🔹 Tự thiết kế CV trong khi không có khả năng thiết kế. Lời khuyên là hãy sử dụng các mẫu có sẵn nếu không biết thiết kế nhé!

🔹 Dùng quá nhiều font chữ hoặc màu mè. Hãy sử dụng không quá 2-3 màu và lưu ý phân cấp thông tin bằng cách in đậm, viết hoa, tăng size font chữ nhé!

🔹 File không đúng định dạng: Hãy lưu CV của bạn dưới định dạng phổ biến như PDF để đảm bảo độ tin cậy và khả năng mở trên nhiều thiết bị.

Một số trong web cung cấp mẫu CV có sẵn phổ biến:

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn