Đừng cố gắng đi tìm bí quyết luyện nghe tiếng Anh khi chứng làm tốt lộ trình học tập này…
Giai đoạn 1: Nghe bảng chữ cái
Đây là giai đoạn đầu của việc nghe tiếng Anh, các bạn phải làm quen với bảng chữ cái và những từ đơn. Mỗi chữ cái sẽ có tên gọi riêng (letter name) và âm thanh riêng (sound). Việc nghe và phân biệt được âm của từng chữ là nền tảng thiết yếu, là cái gốc để phát triển kỹ năng NGHE lên trình độ cao.
NGHE luôn phải kết hợp với ĐỌC để thực hành, cảm nhận ngôn ngữ tốt nhất các bạn nhé.
Giai đoạn 2: Nghe nguyên âm đôi, âm câm, âm cuối
Khi bạn có được gốc rễ rồi, việc tiếp theo là phát triển cái thân cây sao cho vững chắc. Âm đôi, âm câm cũng như thân cây và vỏ cây giúp cây lớn lên khoẻ mạnh.
Nguyên âm đôi
Các nguyên âm đôi trong tiếng Anh được tạo ra bằng cách ghép các nguyên âm đơn lại với nhau và được chia thành 3 nhóm:
Nhóm tận cùng là ə: /ɪə/ (here), /eə/ (hair), /ʊə/ (tour).
Nhóm tận cùng là ɪ: /eɪ/ (say), /ai/ (hi), /ɔɪ/ (toy).
Nhóm tận cùng là ʊ: /əʊ/ (cold), /aʊ/ (how).
Âm câm
Âm câm trong tiếng Anh (hay còn gọi là silent letter), là những chữ cái xuất hiện trong từ nhưng lại không được đọc ra.
…
Ví dụ:
Limb /lɪm/: chân tay.
Crumb /krʌm/: mảnh vụn.
Dumb /dʌm/: câm.
Comb /kəʊm/: bàn chải.
Bomb /bɒm/ : bom.
Âm cuối
Trong phát âm tiếng Anh, hầu hết người Việt Nam gặp khó khăn với âm cuối khi gặp phải những trường hợp không có trong tiếng Việt. Khi nói đến âm cuối, mọi người cùng hiểu âm cuối là phụ âm, bao gồm phụ âm vô thanh (/p/, /t/, /k/, /f/…) và hữu thanh (/b/, /d/, /g/, /v/…).
Trên đây chỉ là một số ví dụ nhỏ, trong quá trình học, các bạn sẽ được hoàn thiện giai đoạn này. Ở giai đoạn 2, các bạn cũng sẽ phải đọc nhiều từ vựng khó hơn, nhiều âm tiết phức tạp hơn.
Giai đoạn 3: Nghe câu đơn giản
Sau khi nghe những từ vựng đơn lẻ, bạn cần nghe đến cụm từ rồi đến câu đơn giản. Giai đoạn này chắc chắn sẽ dễ hơn rất nhiều nếu bạn làm tốt các giai đoạn phía trên. Hãy tìm những mẩu chuyện cho trẻ em để luyện tập bởi chúng được đọc bởi những người có chất giọng rất dễ nghe và có thêm nhiều hình minh hoạ sinh động.
Các chủ đề thường gặp: Động vật, thực vật, tả người, thời tiết, học tập, thể thao, màu sắc, sức khoẻ,…
Giai đoạn 4: Nghe câu phức tạp/đoạn văn/đoạn hội thoại
Các bạn sẽ mất khoảng 4 tháng để thực sự làm chủ 3 giai đoạn trên. Để tiếp tục nâng cấp kỹ năng NGHE, giai đoạn 4 này là vô cùng quan trọng.
Trong giai đoạn 4 cũng có thể chia làm 2 bước nữa:
Nghe bắt ý: Nắm được 40-60% ý chính
Nghe bắt ý dành cho những người nghe chưa tinh, chưa thể vừa nghe, vừa hiểu. Dù không hiểu hoàn toàn, dù không nghe rõ tất cả nhưng bạn vẫn nắm được ý của người nói. Vậy nhưng đây có thể coi là “vũng lầy, vùng trũng” mà nhiều người sẽ không thể thoát khỏi bởi không làm tốt 3 giai đoạn trên. Dễ nhận thấy nhất là khi bạn phải nghe những đoạn hội thoại dài, đưa ra nhiều thông tin cài cắm. Bạn khó có thể nắm bắt ý nếu không nghe kỹ.
Bạn cố gắng nghe mãi nhưng không thể nghe rõ. Đó là biểu hiện của việc bạn phát âm chưa đúng, chưa thực sự cảm nhận được âm đơn, âm đôi, âm cuối được vận dụng như nào trong các đoạn hội thoại thực tế. Bạn tìm đến các bí quyết để nghe tốt hơn mà quên mất rằng cái gốc của mình còn chưa vững, rễ cây không đâm sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước thì cây khó phát triển tươi tốt được. Để giải quyết những bế tắc đó, bạn cần quay lại từ giai đoạn 1, 2, 3. Luyện chưa kỹ phần nào thì tập trung nhiều vào phần đó. Chắc chắn, chỉ vài tháng sau, bạn sẽ trở lại quỹ đạo để tiến tới khâu cuối cùng – NGHE HIỂU.
Nghe hiểu: Nghe rõ và hiểu 70-90% nội dung
Vẫn phải nhắc lại một lần nữa, nếu làm tốt 3 giai đoạn 1, 2, 3, bạn rất nhanh tiến đến được “NGHE HIỂU” ngôn ngữ mà không phải phụ thuộc vào ý chính hay key word và tiến rất gần đến việc làm chủ kỹ năng nghe. Tất cả mọi yếu tố trong câu, bạn đều nghe rõ, nghe một cách tinh vi nhất. Để kỹ năng nghe đạt đến mức “Thượng thừa”, bạn hãy nghe thật nhiều, luyện tập nghe với tốc độ nhanh hơn và phân biệt nhiều giọng nói khác nhau.
Tổng kết những điểm quan trọng giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe:
- Luyện kỹ phát âm
- Nghe được những chỗ có nối âm. Hãy tìm hiểu thật kỹ về nối âm để hiểu cách người bản xứ sử dụng tiếng Anh ngoài đời thật nhé.
- Nghe và nhắc lại có ngữ điệu
- Đừng cố gắng nghe quá nhiều mà hãy tập trung vào làm rõ những bài đã nghe
- Áp dụng phương pháp phù hợp với bạn: Nghe chép chính tả – Nghe có phụ đề – Nghe thụ động – …
- Nghe bài thi kết hợp với nghe theo sở thích