Người trẻ và thuật ngữ “Boomer Remover”

Bài viết được lược dịch từ bài báo của tác giả Samira Sood đăng trên ThePrint vào tháng 3 năm 2020. Bài viết nhằm đưa đến một thông điệp về sự tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của những người trẻ trong thời đại của chính họ.

 

‘Ok boomer’ hay ‘Uncle, please sit’ là những đối ngữ rất phổ biến được giới trẻ sử dụng ngày nay nhằm phát ra một tín hiệu rằng: chúng tôi đã chịu đựng quá đủ thế hệ đi trước.

 

 

Khi thế giới đang bị xâm chiếm bởi đại dịch Covid 19, cụm từ “Boomer Remover” đã trở thành một chủ đề rất nổi bật và đặc sắc trên mạng xã hội Twitter. Đây có thể được hiểu là một trò đùa trên mạng xã hội nhưng hoàn toàn có căn cứ khi trên thực tế đa phần những người qua đời vì Covid 19 đều là những người lớn tuổi.

 

Vậy nguồn cơn của sự phản kháng và phẫn nộ này đến từ đâu, tại sao nó lại đang bùng lên trong thế hệ trẻ khắp nơi trên thế giới? Cụ thể, tại Ấn Độ, ‘Ok, boomer’ hay ‘Uncle, please sit’ đã trở thành những đối ngữ phổ biến mà giới trẻ sử dụng nhằm đưa ra một thông điệp rằng: họ đã chịu đựng quá đủ dưới một hệ thống chính sách và chính trị được tạo ra và vận hành bởi những thế hệ đi trước. Các boomers đã đặt thế hệ trẻ vào một tình thế khó khăn với một nền kinh tế sụp đổ, một hành tinh đang kiệt quệ và có rất nhiều vũ khí hạt nhân – NHƯNG, họ sẽ không ngừng lên lớp và dạy đời thế hệ trẻ.

 

Vậy các boomers phản ứng với sự kiện này như thế nào? Trên thực tế, họ tỏ ra rất hăng hái khi phản pháo lại trò đùa này, thậm chí còn hăng hái hơn việc họ giải quyết những vấn đề chuyên môn mà người trẻ đang đổ lỗi cho họ. Theo thế hệ Millenials, các lựa chọn về chính sách của thế hệ đi trước nay đã tạo ra sự thiếu thốn về việc làm cho những người trẻ và họ dường như không có khả năng tự mua một căn nhà. Những vấn đề khác có thể kể tới như sự nóng lên toàn cầu, bệnh trầm cảm và lo âu, những căn bệnh tâm lý đã trở nên quá quen thuộc với giới trẻ ngày nay khi họ phải sống trong một xã hội mà hệ thống y tế không đáp ứng đủ và các vụ xả súng ở trường học thì chưa bao giờ có dấu hiệu là sẽ dừng lại. Tại thời điểm đại dịch Covid 19 bắt đầu, sự phản ứng của thế hệ đi trước được cho rằng là quá hời hợt và thiếu trách nhiệm. Khi các tác động của đại dịch tàn phá nền kinh tế – xã hội, rất nhiều các cơ quan được vận hành bởi thế hệ đi trước hoàn toàn có thể dễ dàng cho phép nhân viên của mình tiếp tục làm việc tại nhà và hưởng lương trong giai đoạn kinh tế khó khăn, tuy nhiên, đối với những người LỚN, họ đơn giản là sẽ không làm như vậy.

 

Thông điệp của những người trẻ đã được phát đi vô cùng mạnh mẽ, thời gian của thế hệ đi trước đã kết thúc, hay cụ thể hơn, những ý tưởng của họ, đã hết hạn rồi và họ nên dừng việc cố gắng vận hành thế giới lại.

 

Vậy thì, Boomers là gì? Theo định nghĩa, Baby Boomers là thế hệ được sinh ra sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Họ sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1946 cho tới năm 1964 và được biết đến như một sự đóng góp to lớn cho dân số thế giới sau khi rất nhiều người đã hi sinh trong chiến tranh. Thế hệ Boomers ra đời với hi vọng về một thế giới mới, ổn định và phồn vinh sau chiến tranh. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, dường như mọi thứ đều đã được thương mại hóa và tất cả đều trở thành vấn đề về kinh doanh và tiền bạc.

 

Đừng phủ nhận những người trẻ, Boomers!

 

Thông điệp mà giới trẻ dành cho thế hệ đi trước đã rất rõ ràng, tuy nhiên vấn đề ở đây không nằm ở tuổi tác, mà nằm ở sự không muốn thay đổi trong tư duy ở một bộ phận đông đảo người lớn tuổi. Ví dụ, một Boomer điển hình, thường tỏ thái độ chụp mũ với những người dưới 40 tuổi và cho rằng họ là thế hệ ‘millenials’ không biết gì và chỉ đưa ra những quan điểm vô căn cứ. Sự thật là những người thuộc thế hệ ‘millenials’ sinh ra trong khoảng thời gian từ đầu những năm 1980 cho tới giữa những năm 90, nghĩa là sau thế hệ Boomers ít nhất là 2 thế hệ. Tuy nhiên, khi đã là một Boomer, đặc biệt là một người đàn ông, tại sao lại phải quan tâm tới vấn đề đó? Đối với ông ấy, tất cả mọi người, mọi thứ ra đời và hình thành sau mình đều non nớt, ngây thơ và không tốt. Tất cả những gì ông ấy làm sẽ là phủi tay phớt lờ bạn khi bạn cố tranh luận, và lên lớp dạy bảo bạn về cách thế giới vận hành, điều ông ấy hiểu rõ nhất. Vì chính bàn tay của ông ấy đã góp phần phá hủy nó.

 

Những người trẻ phản ứng với sự phớt lờ này theo cách mà họ hiểu rõ nhất – thông qua các memes, như Ok Boomer, nhằm bắt chước lại sự không công nhận thường thấy của những người lớn tuổi và đáp trả họ một cách phũ phàng nhất. Điều đó thể hiện rằng thế hệ trước không muốn thấy thế giới đã thay đổi và những luật lệ cũ không còn áp dụng được nữa. Chính bởi lối sống và các lựa chọn về chính sách của Boomers đã bó buộc người trẻ vào những công việc họ không muốn làm, trong khi đó, hành tinh đang dần chết đi và tình hình chính trị thì luôn bất ổn và có khả năng đảo chiều bất cứ lúc nào. Người trẻ đang làm mọi thứ có thể để bày tỏ sự giúp đỡ. Từ những việc từ thiện trên đường phố, gây quỹ ủng hộ trên Instagram bất khi có một sự kiện đau lòng nào đó xảy ra, như là cháy rừng ở Úc. Thành lập các quỹ ủng hộ đồ dùng, lương thực và thuốc men cho nhiều người ở mọi nơi trên thế giới. Đấu tranh để bảo vệ lá phổi xanh của trái đất hay bảo tồn những loài động vật quý hiếm,… Những người trẻ, họ đã quá chán nản với cách làm của các Boomers. Đúng, tạo ra của cải và sự thịnh vượng là sứ mệnh ý nghĩa với các Boomers, nhưng thế hệ trẻ hiện nay tập trung vào sự bền vững lâu dài cho tương lai của chính họ. Nếu thế hệ Boomers không thể tìm cách để hỗ trợ những nỗ lực đó của người trẻ thì ít nhất họ cũng không nên chỉ trích và phủ nhận những gì thế hệ hiện tại đang làm.

 

Tại sao Boomers lại có xu hướng bác bỏ những nỗ lực của thế hệ trẻ?

 

Boomers chỉ trích hoặc không ủng hộ những nỗ lực của thế hệ trẻ vì họ ngại và sợ đối mặt với những điều đó. Họ không đồng tình với giới trẻ vì họ nhận ra, bản thân mình đang ngày càng không còn phù hợp với thế giới này nữa. Greta Thunberg là một nhà hoạt động môi trường còn rất trẻ, trong một cuộc hội đàm về môi trường tại trụ sở Liên Hợp Quốc, cô ấy liên tục lặp đi lặp lại cụm từ “Sao các người dám?!” một cách dứt khoát và mạnh mẽ trước các nhà lãnh đạo trên thế giới để bày tỏ sự phẫn nộ với những gì họ đã và đang làm. Điều làm các Boomers khó chịu đó là Greta đã nhắc nhở họ bớt ích kỉ và suy nghĩ xa hơn vì thế hệ tương lai. Đa phần những nhà lãnh đạo trên thế giới đều xuất thân từ thế hệ Baby Boom, cả về tuổi và tư duy của họ và họ sẽ sớm cảm thấy bản thân không còn phù hợp với thế giới này nữa, tuy nhiên sự thật là họ cảm thấy không thoải mái khi được nhắc nhở về điều đó. Không lâu nữa, những người thuộc thế hệ Boomers sẽ ra đi, để lại con cái và cháu chắt của mình, nhặt nhạnh lại từng mảnh vỡ của một thế giới mà họ đã tàn phá bởi những xung đột, những thay đổi không được thừa nhận và thái độ hèn nhát của họ khi tiếp cận thế giới mới, đơn giản vì họ cảm thấy khiếp sợ về điều đó. Đó cũng là lí do tại sao Boomers rất ghét Greta Thunberg.

 

Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman đã cho rằng, sự trì trệ của ngành công nghiệp sản xuất xe hơi tại nước này là do thế hệ ‘millenials’ gây ra. Điều này càng thể hiện rằng, những Boomers thực chất họ vẫn chẳng nhận ra được điều gì cả. Những vấn đề như sụt giảm kinh tế cho tới ly hôn đều bị đổ lên đầu giới trẻ, trong khi những hệ thống và tổ chức do các Boomers sáng tạo và vận hành đã quá lỗi thời và cần một cuộc đại tu lớn. Giới trẻ và những ý tưởng của họ cũng được cho là nguyên nhân gia tăng của chủ nghĩa Cánh Hữu trên toàn thế giới. Và dĩ nhiên những phản ứng dữ dội của giới trẻ về những sự đổ lỗi này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài sắp tới.

 

Tới thời điểm hiện tại, khi Covid 19 đang hoành hành, một lần nữa chúng ta lại thấy được sự rạn nứt giữa hai thế hệ Boomers và ‘millenials’. Theo những nghiên cứu được công bố thì virus SARS-CoV2 lây truyền từ loài dơi sang loài tê tê và cuối cùng lây nhiễm sang người. Tại sao loài dơi lại có thể ngày càng tiến tới gần hơn môi trường sống của con người? Đó chính là do nạn chặt phá rừng. Một vấn đề rất nhức nhối mà những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau lên tiếng và kêu gọi hướng giải quyết cho vấn đề này, những nỗ lực mà các Boomers đã nhận định rằng đó là ”chủ nghĩa tích cực vô dụng của thế hệ millenials”.

 

Vậy, khi người trẻ coi đại dịch như một sự kiện để “Loại Bỏ Boomers”, đó có phải là sự bất kính? Đúng, nhưng liệu nó có đứng đắn? Có, nó chính xác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn