Bạn đang cảm thấy cuộc sống và công việc của bạn quá mệt mỏi, làm mãi vẫn không hết việc. Thực tế bạn không hề cô đơn. Với một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 60% nhân viên văn phòng đang cảm thấy bị mất cân bằng trong công việc và cuộc sống. Khi mà ngay cả ở nhà bạn cũng phải chạy deadline? Ranh giới giữa công việc và cuộc sống ngày càng mờ nhạt thì đâu là cách hiệu quả để cải thiện work-life balance của bạn?

Có rất nhiều người vẫn đang vật lộn để tìm kiếm work-life balance của bản thân, thế nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác choáng ngợp và làm việc quá sức. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về work-life balance là gì? Làm thế nào để xác định xem cuộc sống của bạn có đang lành mạnh không cũng như cách tốt nhất để quản lý cả hai thứ, công việc và cuộc sống.

Work-life balance có nghĩa là gì?

Work-life balance một cách lành mạnh là việc bạn duy trì được mối quan hệ hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân của bạn. Nó liên quan đến khả năng quản lý thời gian cũng như năng lượng một cách hợp lý để đáp ứng được yêu cầu công việc và sinh hoạt cá nhân, đồng thời giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Work-life balance lý tưởng là: Sau thời gian làm việc hết mình, ta có thể dành toàn bộ thời gian còn lại cho các hoạt động vui chơi, nuôi dưỡng tâm hồn. Có thể là dành thời gian cho gia đình, bạn bè hoặc tham gia các hoạt động liên quan đến sở thích.

work life balance

Một số đặc điểm nhận biết việc có work-life balance lành mạnh bao gồm:

Có ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống: Điều này liên quan đến việc thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân bằng cách xác định giờ làm việc cụ thể và tách biệt các nhiệm vụ liên quan đến công việc khỏi hoạt động cá nhân.

Quản lý thời gian: Tổ chức và sắp xếp thứ tự ưu tiên mọi thứ một cách hiệu quả, đảm bảo rằng bạn phân bổ đủ thời gian hoàn thành công việc cũng như hoạt động cá nhân, chẳng hạn như dành thời gian cho gia đình, tham gia các hoạt động sở thích hoặc theo đuổi mục tiêu phát triển bản thân.

Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện các chiến lược để quản lý mức độ căng thẳng, chẳng hạn như thiền, thường xuyên luyện tập thể thao, nghỉ ngơi hợp lý và tránh các hoạt động liên quan đến công việc nếu không thực sự cần thiết.

Tính linh hoạt: Có khả năng thích ứng và điều chỉnh lịch trình của bạn để phù hợp với những tình huống phát sinh ngoài kế hoạch hoặc những lịch trình cá nhân đột xuất mà không ảnh hưởng đến công việc

Tại sao work-life balance lại quan trọng đến vậy?

Cũng giống như chế độ ăn kiêng, để giữ sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, mọi người cần sự đa dạng. Khi nói đến work-life balance, mọi người cần có đa dạng các hoạt động và nghỉ ngơi khác nhau. Chúng ta có xu hướng rơi vào cái bẫy tin rằng chúng ta có thể làm việc hiệu quả mọi lúc, hoặc rằng một ngày làm việc 8 giờ tương đương với 8 giờ làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó là khó, nếu không muốn nói là không thể đạt được khi không phải ai cũng biết tận dụng tốt thời gian của mình.

Những người nghiện công việc nhận thấy mình có nguy cơ cao hơn về tình trạng kiệt sức, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng. Work-life balance kém khiến bạn dù làm việc nhiều giờ hơn nhưng hiệu suất lại kém hơn hẳn những người biết cân bằng.

Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống là gì?

Mặt khác, sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống xảy ra khi công việc trở nên quá tải và chiếm ưu thế hơn cuộc sống cá nhân, dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của một cá nhân. Một số dấu hiệu của sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể bao gồm:

Làm việc quá sức liên tục: Thường xuyên làm việc nhiều giờ, kể cả cuối tuần và ngày lễ, không có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc sinh hoạt cá nhân.

Bỏ bê cuộc sống cá nhân: Hy sinh các mối quan hệ cá nhân, sở thích và hoạt động giải trí do thời gian cho công việc quá nhiều

Kiệt sức: Trải qua sự kiệt sức về thể chất, tinh thần và cảm xúc do căng thẳng và áp lực liên quan đến công việc

work life balance

Thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân: Không ưu tiên các hoạt động chăm sóc bản thân như tập thể dục, ngủ đủ giấc và thời gian giải trí dẫn đến sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm

Căng thẳng trong các mối quan hệ: Gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ lành mạnh với gia đình, bạn bè và người thân do các vướng mắc liên quan đến công việc

Hãy nhớ rằng, việc đạt được work-life balance và cuộc sống có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào hoàn cảnh và sở thích cá nhân. Điều quan trọng là tìm được sự cân bằng phù hợp với bạn và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn.

Những tác động tiêu cực của sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người làm việc hơn 55 giờ một tuần. Lượng giờ làm việc tương tự cũng có liên quan đến nguy cơ lo lắng và trầm cảm. Và ngay cả khi có một giấc ngủ bình thường trọn vẹn, những người làm việc quá sức vẫn có xu hướng bị suy giảm sức khỏe thể chất.

Work-life balance tác động đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, nó có những biểu hiện khác nhau đối với những đối tượng khác nhau. Dưới đây là tám dấu hiệu của người bị mất khả năng cân bằng công việc và cuộc sống:

Bạn không thể ngừng suy nghĩ về công việc ngay cả khi không ở nơi làm việc. Những người không biết cách định rõ ranh giới giữa công việc và cuộc sống có nguy cơ kiệt sức cao hơn.

Các mối quan hệ của bạn – cả trong và ngoài công việc – đang bắt đầu gặp khó khăn. Bạn có thể dễ dàng cáu kỉnh với đồng nghiệp và xa cách với những người thân yêu.

Bạn cảm thấy khó chịu, thường xuyên đau nhức đầu không rõ nguyên nhân. Bạn luôn trong tình trạng thiếu năng lượng hoặc khó tập trung khi làm việc.

work-life balance

Khi bạn không ở nơi làm việc, mọi thứ dường như không thú vị hoặc không quan trọng. Bạn không cảm thấy muốn làm bất cứ điều gì trừ khi bạn phải làm vậy. Bạn thường từ chối những lời mời, càng khiến bản thân cô lập với bạn bè. Hoặc ngược lại, bạn không muốn làm việc và tới công ty một chút nào

Bạn bỏ ra rất nhiều tiền để outsourcing hỗ trợ cho các công việc cá nhân. Đồ giặt, bát đĩa và thư từ của bạn chất đống, chờ ngày bạn “có thời gian” để xử lý.

Bạn gặp khó khăn trong việc xin nghỉ khi bị ốm, căng thẳng về tinh thần hoặc khi cần giải quyết các công việc cá nhân. Bạn không nhớ kỳ nghỉ vừa qua của mình và bạn không có kế hoạch thực hiện một kỳ nghỉ nào.

Bạn bị mất động lực làm việc. Ngay cả khi bạn làm việc trong một lĩnh vực hoặc một công ty mà bạn từng yêu thích, bạn lại không còn cảm thấy mình muốn gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai nữa.

Bạn luôn cảm thấy công việc chồng chéo lên nhau, đang làm việc này bạn lại lo lắng cho một việc khác. Theo thời gian, sự mất cân bằng này sẽ dẫn đến sự khủng hoảng trong cuộc sống của bạn.

Cách cải thiện work-life balance

Sự thật là không có toa thuốc nào phù hợp với tất cả mọi người. Bạn chỉ có thể xem lại về thời gian biểu hằng ngày của bạn. Đừng quá gấp rút muốn thay đổi nhịp sống ngay lập tức, bạn sẽ chỉ càng thêm bực bội mà thôi. Thay vào đó, cách tốt nhất để xác định sự cân bằng là lắng nghe tâm trí, thay đổi một cách chậm rãi và quan sát kết quả để có sự điều chỉnh phù hợp.

Dưới đây là 11 lời khuyên để bạn có thể đạt được work-life balance của bản thân:

Lập kế hoạch 

Lập kế hoạch trước để các hoạt động công việc với các hoạt động giải trí, xã hội hoặc thể dục có thể đạt được sự hài hòa và không xung đột lẫn nhau. Việc sắp xếp và tận dụng thời gian hợp lý giúp bạn không bị bối rối với khối lượng công việc của mình. Hãy có cho mình một cuốn sổ để vạch ra những công việc cần làm của một ngày và tập trung hoàn thành tối đa công việc nhất có thể

Thấu hiểu cách hoạt động của bộ não 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung, hãy chia nhỏ công việc đừng cố thúc ép não bộ làm việc liên tục. Chặn mọi thứ khiến bạn mất tập trung và hãy khiến không gian làm việc của bạn thoải mái nhất có thể. Nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách giúp não bộ của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Đặt khoảng thời gian cho các công việc khác nhau

Chỉ định thời gian để kiểm tra (và trả lời) tin nhắn, thời gian để họp và thời gian để làm những công việc đòi hỏi trí óc cao. Những khung giờ phù hợp giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ bạn dễ dàng tỉnh táo vào sáng sớm, hãy ưu tiên khoảng thời gian đầu ngày để giải quyết các task quan trọng. Dành buổi chiều khi năng lượng của bạn ở trạng thái thấp để làm những công việc nhẹ nhàng như sắp xếp và review lại các đầu việc…

Biết được thời gian nên kết thúc công việc

Nhiều người trẻ nghĩ rằng tranh thủ lúc rảnh rỗi để làm việc, thế nhưng đây là thói quen không tốt khiến công việc và thời gian cá nhân bị trộn lẫn vào nhau. Lâu dần work-life balance sẽ bị ảnh hưởng. Đặt thời gian kết thúc công việc trong ngày và duy trì thói quen đó bằng cách tắt nguồn các thiết bị liên quan đến công việc hoặc lên lịch cho các hoạt động khác trong khoảng thời gian trống.

Kết nối với mọi người nhiều hơn

Hãy dành thời gian với mọi người xung quanh, kể cả đồng nghiệp của bạn. Những buổi hẹn ra ngoài ăn trưa, hoặc những cuộc gặp gỡ sau giờ làm việc với đồng nghiệp thân thiết. Khi mối quan hệ tốt đẹp được thành lập, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, cuộc sống của bạn cũng không chỉ còn mỗi xoay quanh công việc nữa

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ nghỉ phép sinh ra để bạn có thời gian dành cho cuộc sống cá nhân. Đừng ngại sử dụng những ngày nghỉ phép cho việc riêng của mình. Nghỉ ngơi hợp lý, tận dụng quyền lợi của mình cũng là cách để cuộc sống của bạn thoải mái hơn

work life balance

Tìm kiếm sở thích của mình

Nếu có điều gì đó khiến bạn hào hứng, điều đó sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và sở thích cá nhân. Sở thích giúp chúng ta tăng cường năng lượng và tăng sức khỏe tinh thần. Những sở thích này cũng giúp chúng ta tăng óc sáng tạo, giải tỏa căng thẳng. Khi giảm bớt căng thẳng thì làm việc cũng sẽ hiệu quả hơn.

Xem xét lại công việc của bạn

Hãy xem xét công việc của bạn có đang thực sự phù hợp với bản thân. Nếu bạn không thể nào tìm thấy hứng thú, sự nhiệt tình, năng lượng trong đó thì hãy suy nghĩ đến chuyện đổi công việc. Mặc dù không có một công việc trong mơ nào có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn về mục đích, ý nghĩa, thu nhập và nguyện vọng nhưng chúng ta có thể kỳ vọng ở một công việc mang lại những khoảnh khắc hài lòng, con đường sự nghiệp và những thành tựu mới.

Trao đổi với lãnh đạo của bạn

Work-life balance không hiệu quả thường trở nên trầm trọng hơn bởi nỗi sợ rằng chúng ta làm việc chưa đủ tốt. Nói chuyện với lãnh đạo của bạn có thể giúp bạn tối ưu công việc của mình hơn. Nếu thực sự có quá nhiều việc phải làm, có lẽ đã đến lúc bàn về việc tuyển thêm nhân sự mới hoặc giảm bớt các đầu việc nhất định.

Tham gia các buổi trị liệu

Điều này chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam, nhưng nếu tình trạng tâm lý của bạn không ổn định, bạn thấy choáng ngợp và bế tắc thì việc tìm đến các chuyên gia về tâm lý là việc bạn nên làm. Các chuyên gia sẽ đặt câu hỏi phù hợp và giúp bạn xác định những điều bạn nên thay đổi cũng như đưa ra những lời khuyên hợp lý.

Một lời khuyên cuối cùng: hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Bạn có thể lo lắng và mong muốn nhanh chóng cải thiện work-life balance của mình, nhưng thói quen làm việc của bạn đã được hình thành theo thời gian và nó sẽ không thay đổi chỉ sau một đêm. Nếu mục tiêu của bạn là giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, bạn sẽ khá dễ nản lòng trong thời gian đầu nếu bạn cut-off tất cả mọi thứ. Bạn sẽ dễ dàng duy trì một thói quen mới nếu bạn bắt đầu với một mục tiêu nhỏ hơn – chẳng hạn như 5 phút nghỉ ngơi không sử dụng điện thoại mỗi ngày, sau đó tăng dần mục tiêu lên.

Kết luận

Work-life balance rất quan trọng nếu bạn muốn có một cuộc sống khỏe mạnh cho cả sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Những người trẻ tuổi thường hy sinh sức khỏe và thời gian để nỗ lực chứng minh bản thân cũng như tìm chỗ đứng. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến bạn còn một con đường rất dài cần đi, vì thế, hãy đảm bảo cho sự cân bằng của bản thân. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.

Tham khảo thêm:

CÁCH SẮP XẾP THỜI GIAN HIỆU QUẢ CHO VIỆC HỌC VÀ LÀM

4 BƯỚC GIÚP BẠN KIÊN TRÌ HƠN TRONG VIỆC HỌC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn