Một quyển từ điển tốt có thể là một công cụ vô giá cho người tự học tiếng Anh. Đặc trưng độc đáo của từ điển là giúp người học tìm nghĩa của từ vựng cụ thể, kèm với những ví dụ giải thích cách sử dụng từ vựng ấy. Tuy nhiên, khi chọn từ điển bạn cần lưu ý hai điểm sau: 

  • Thứ nhất: Từ điển phải phù hợp với nhu cầu người học. 
  • Thứ hai: Người học cần nhận biết về tất cả các loại thông tin chứa trong từ điển và biết cách vận dụng tốt những thông tin đó. 

Ý nghĩa của từ điển tiếng Anh đối với người học 

Một từ điển tốt không chỉ là một danh sách các từ riêng lẻ đi kèm với nghĩa hoặc bản dịch. Nghĩa của một từ chỉ thực sự rõ ràng khi từ này được đặt vào một ngữ cảnh cụ thể. Công việc của từ điển là đặt một từ vựng vào nhiều ngữ cảnh khác nhau và giải thích ý nghĩa của nó trong từng trường hợp. Để thực hiện điều này thành công, từ điển cần phải dựa trên sự phân tích các từ trong văn bản và trong giao tiếp thực tế. Người học tiếng Anh, đặc biệt rất cần một cuốn từ điển dựa trên sự phân tích về loại ngôn ngữ họ cần đọc và viết. 

Tìm đúng nghĩa của một từ trong đúng hoàn cảnh

Có nhiều kiến thức khác nhau trong một từ vựng mà chúng ta cần khai thác ở nhiều góc độ, trong đó ý nghĩa chỉ là phần đầu tiên. Nhưng nghĩa của từ là khởi nguồn của những khía cạnh khác nhau. Một số từ vựng dễ hiểu vì chúng mang nghĩa gần giống nhau trong hầu hết các ngữ cảnh, ví dụ như từ “achieve”. 

Một số từ vựng khác thì đa nghĩa vì chúng có nhiều ý nghĩa khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau. Khi tra một từ, người học cần lưu ý có bao nhiêu nghĩa được liệt kê trong mục từ điển chứ không chỉ nhìn vào ý nghĩa đầu tiên. 

Hầu hết các từ điển liệt kê nghĩa phổ biến nhất của một từ lên đầu tiên, nhưng nếu người học không chắc chắn về từ vựng đó trong ngữ cảnh, thì có thể là do nó được sử dụng với nghĩa ít thường xuyên hơn mà chúng ta chưa từng được biết trước đó. Một từ vựng có thể có những ý nghĩa khác nhau khi dùng trong bối cảnh thông thường và bối cảnh chuyên ngành.

từ điển tiếng Anh

Trong một văn bản học thuật, từ vựng có thể mang nhiều ý nghĩa cụ thể hơn. Ví dụ: trong từ điển Oxford Learner’s Dictionary of Academic English (OLDAE) định nghĩa từ “significance” trong lĩnh vực “toán thống kê” thường dùng để biểu thị cho một hàm số “có nghĩa”. Cách định nghĩa này mang tính máy móc đối với một người học tiếng Anh thông thường, nhưng rất phù hợp với sinh viên thuộc bất kỳ chuyên ngành liên quan đến xác suất thống kê. 

Tần số xuất hiện của một từ vựng thường khác nhau trong ngôn ngữ học thuật. Ví dụ: nghĩa đầu tiên của từ “argument” trong ngôn ngữ học thuật không phải là “sự tranh cãi”, mà là “một lý do hoặc tập hợp các lý do mà ai đó sử dụng chỉ ra điều gì đó là đúng”. Nếu bạn không chắc chắn việc mình đã tìm thấy nghĩa phù hợp với ngữ cảnh của mình hay chưa, hãy xem các nghĩa khác và kiểm tra các câu ví dụ có trong từ điển, để xem có ngữ cảnh nào phù hợp với sự tìm kiếm của bạn hay không. 

Nếu bạn đang kiểm tra các từ trong một văn bản học thuật, bạn có nhiều khả năng sẽ tìm thấy các câu ví dụ hữu ích trong OLDAE hơn là trong một từ điển thông thường không dựa trên các văn bản học thuật. 

Làm thế nào các từ kết hợp trong một câu và trong cấu trúc của một văn bản 

Hiểu nghĩa của một từ mà bạn đã gặp trong một văn bản là một chuyện; sử dụng từ đó trong bối cảnh của riêng bạn là một chuyện khác. Đối với việc này, bạn cần một lượng kiến thức không chỉ dừng lại ở mặt hiểu nghĩa. Bạn cần biết cách làm thế nào kết hợp từ này với các từ khác trong một câu và trong cấu trúc của một văn bản. Có một số điều cần hiểu về vấn đề này, nhưng chúng ta sẽ xem xét ở mặt: ngữ pháp (grammar) và sự kết hợp từ (collocation)

Ngữ pháp (grammar)

Người học tiếng Anh đôi khi nghĩ ngữ pháp và từ vựng là hai khía cạnh khác nhau và chúng có thể được học riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng, đặc biệt là khi nói đến các văn bản học thuật. Nhiều lỗi sai phát sinh liên quan đến các đặc điểm ngữ pháp, không phải của toàn bộ câu, mà là các từ cụ thể trong đó. Những đặc điểm ngữ pháp này bao gồm: 

+ Cấu trúc ngữ pháp theo sau một động từ. Ví dụ: “expect to do something” chứ không phải “anticipate” doing something”.

+ Liệu một động từ (verb) có cần một chủ thể (subject) hay không. Ví dụ: “discuss something” chứ không phải “discuss about something”. 

+ Giới từ (preposition) kết hợp với một từ cụ thể. Ví dụ: “compared with” hoặc “compared to” (cả hai đều được). 

Bất kì một quyển từ điển chất lượng nào cũng sẽ giúp người học làm rõ nghĩa của từ cả về mặt ngữ pháp và khi được đặt vào một bối cảnh cụ thể. Đối với một cấu trúc quan trọng sẽ được in đậm trong từ điển. Trong quá trình luyện viết tiếng Anh bạn nên nhìn vào các câu ví dụ cũng như cấu trúc để biết cách sử dụng từ vựng tốt hơn. 

Sự kết hợp từ (collocation)

Collocation là cách các từ phối hợp với nhau để nghe tự nhiên hơn trong một bối cảnh cụ thể. Ví dụ: chúng ta có thể nói “the typhoon brought heavy rain and strong winds” (Bão đã mang theo mưa to và gió mạnh), nhưng chúng ta sẽ không thể nói rằng “the typhoon brought strong rain and heavy winds”. Sự kết hợp trong ví dụ sau (strong rain, heavy winds) không phải là collocation. 

từ điển tiếng Anh

Khi nhận được những collocation sai, có thể khiến người học không hiểu được nội dung văn bản, trái lại còn làm tối nghĩa và lệch lạc ý nghĩa thực sự của văn bản. Chọn đúng những collocation sẽ giúp người học có thể hiểu chính xác hơn văn bản và gây được sự chú ý khi nói, giúp người nghe hiểu được những gì người học muốn truyền tải. 

Collocations thường là các cặp từ, ví dụ như: động từ + danh từ (carry out a survey), tính từ + danh từ (a clear distinction) hoặc trạng từ + tính từ (highly significant). Một cuốn từ điển học thuật tốt sẽ cung cấp các ví dụ về collocations phổ biến và hữu ích nhất. 

Tầm quan trọng của kỹ năng sử dụng từ điển tiếng Anh

Đối với sinh viên nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Anh, việc sử dụng từ điển được xem là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần tìm hiểu để biết cách sử dụng từ điển hiệu quả. Bên cạnh các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tra từ điển đóng vai trò quan trọng không kém vì nó giúp người học chọn lọc được từ vựng chính xác cho từng bối cảnh cụ thể, tạo ấn tượng cả khi nói và viết.

Cách sử dụng từ điển tiếng Anh hiệu quả

Chọn đúng loại Từ Điển.

Hiện nay từ điển nhiều các từ điển chuyên ngành, từ điển hỗ trợ như: Idioms, Thesaurus.
Lưu ý rằng hiện đang có các phiên bản từ điển được biên dịch song song với giải nghĩa của từ điển gốc, những cuốn từ điển dạng này sẽ hữu dụng hơn hẳn từ điển nguyên bản vì người dùng sẽ nắm được nghĩa nhanh và chính xác hơn.

Đọc qua phần giới thiệu của Từ Điển.

Chúng ta thường hay bỏ qua phần giới thiệu này, dù đây là một phần khá quan trọng cho việc sử dụng từ điển hiệu quả.
Phần giới thiệu sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin về cách bố trí các tính năng, đầu mục. Thường các từ điển sẽ đưa ra từ chính trước, sau đó sẽ đến các từ liên quan đến từ đó cũng như cách từ đó được dùng trong câu.
Phần này cũng sẽ giải thích các thông tin quan trọng như cách trình bày các dạng từ, các ký tự phát âm. Đồng thời cũng cho người dùng biết thêm các từ có phát âm tương đương. Việc này sẽ trở nên cực kỳ hữu dụng khi bạn nghe 1 từ và không chắc lắm về cách phát âm của nó.
Ví dụ, bạn nghe một từ phát âm giống từ “not”, tuy nhiên đó có thể là từ “knot” vì âm “k” bị lướt qua, khi đó tính năng này của từ điển sẽ giúp bạn.    

Tìm hiểu các từ viết tắt

Từ điển thường sử dụng các từ viết tắt trong phần mô tả nghĩa của từ. Do đó sẽ có đôi lúc bạn sẽ bị lúng túng khi chưa nắm rõ các từ viết tắt này. Thông thường, Từ Điển thường có 1 danh sách giải thích các từ viết tắt này ở những trang đầu của Từ Điển hoặc nằm trong phần giới thiệu.

Chú ý đến các từ giới hạn nội dung

Đây là hai từ hiển thị ở góc trên các trang, các từ này giúp bạn nắm được loại từ có trong hai trang đó. Những từ này sẽ giúp bạn tìm ra đúng từ cần kiếm nhanh hơn.
Ví dụ: Để tra từ “bramble” chúng ta sẽ bắt đầu với phân vùng “B”, khi ấy 2 từ giới hạn nằm góc trên của trang sẽ ghi “braid” và “bread”. Việc này cho thấy rằng tất cả các từ hiển thị trên 2 trang này sẽ có thứ tự nằm giữa “braid” va “bread” – cụ thể hơn những từ có ký tự từ “b – r – a” đến “b – r – e” sẽ nằm trong vùng này. Theo thứ tự Alpha B, từ chúng ta cần tìm “bramble” – “b – r – a” sẽ nằm trước “b – r – e”. Khi sử dụng quen chúng ta sẽ có thể tiết kiệm một lượng lớn thời gian để tra cứu từ vựng, thay vì ngồi tra theo từng từ.
từ điển tiếng Anh
Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng việc sắp xếp theo thứ tự Alpha B này để lướt tới từ cần tìm. Ví dụ để tra từ Future sau khi chúng ta xác định được phân vùng cụ thể như bước trên, chúng ta sẽ lướt qua các từ gốc “f – u – s” “f – u – r” để tới “f – u – t” và tìm được từ future một cách dễ dàng.

Đọc kỹ phần giải nghĩa

Khi bạn đã kiếm được đúng từ, thì phần giải nghĩa sẽ cho bạn biết chính xác các nghĩa của từ đó (nếu từ có nhiều nghĩa, thì phần này sẽ hiển thị nghĩa thông dụng nhất lên trên), cách phát âm, cách viết hoa (nếu là danh từ riêng), thành phần trong câu ..v..v
Một vấn đề chúng ta thường gặp khi tra Từ Điển Anh – Anh đó là không hiểu hết được nghĩa, và hay phải tra thêm từ trong phần định nghĩa. Vấn để này sẽ được giải quyết triệt để nếu bạn sử dụng Từ Điển Song ngữ Anh – Việt mà điển hình là Từ Điển OALD (Oxford Advanced Learner’s Dictionary) – Song ngữ Anh – Việt.
Trong phần này chúng ta cũng có thể thấy thêm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa giúp mở rộng thêm vốn từ của bản thân. Ví dụ khi chúng ta tra từ “futile”, chúng ta có thể sẽ thấy thêm từ đồng nghĩa như “fruitless”, và từ trái nghĩa như “effectvie”. Bạn cũng có thể thấy thêm các từ Family Word của từ “futile” như “futility”.
Và đặc biệt trong Từ Điển OALD  cũng mang đầy đủ các tính năng của nguyên bản như “Oxford 3000 Plus” – đánh dấu các từ và các nghĩa quan trọng – chú thích từ chuyên ngành, từ học thuật cũng như các ghi chú về Collocations – từ dùng kèm – và các mục Language Bank. Những tính năng này sẽ rất hữu dụng cho bạn trong việc nhanh chóng mở rộng vốn từ của mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn