Nhiều người, trong đó có cả các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, cho rằng nhờ có đại dịch nên các mô hình học tập trực tuyến mới nở rộ như hiện nay. Đó cũng là điều hoàn toàn bình thường khi chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác. Thế nhưng, tạm bỏ qua những tác động lớn từ đại dịch Covid-19, học trực tuyến có rất nhiều ưu điểm mà chúng ta đều biết. Vậy, quá trình thiết kế các chương trình học online ở Việt Nam được triển khai như thế nào để có những ưu điểm phù hợp với học sinh Việt? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

 

 

Bước 1: Xác định mục đích và nghiên cứu thị trường 

 

Xác định mục đích là việc làm rất quan trọng, nó cho biết điều mà tổ chức giáo dục hướng đến. Họ cần trả lời câu hỏi: Chương trình được xây dựng với mục đích gì? Và từ đó hướng đến các mục tiêu cụ thể như chương trình sẽ xây dựng trong ngắn hạn hay dài hạn, hướng đến những đối tượng nào, cách thức tổ chức ra sao và đâu là cá tính doanh nghiệp. 

 

Việc sản xuất một khoá học online tốn rất nhiều thời gian, công sức, chi phí và đôi khi là cả các mối quan hệ. Các tổ chức giáo dục chưa có chương trình online sẽ cần thực hiện nghiên cứu thị trường để biết nhu cầu hiện tại và nhu cầu mới của khách hàng trong một giai đoạn cụ thể. Thông thường những người thực hiện việc này sẽ là team Marketing và team R&D (bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một đơn vị). R&D ở Việt Nam hầu hết chưa phát triển mạnh do chưa đáp ứng được chi phí, quy trình và con người phục vụ nghiên cứu khách hàng. Do đó, team Marketing cùng với các chuyên gia đứng đầu của đơn vị giáo dục sẽ đảm nhiệm vai trò này.

 

  • Xác định nhu cầu của khách hàng: Tệp này khá rộng, thường sẽ chia nhỏ theo từng nhóm (ngành nghề, độ tuổi, loại nhu cầu về kiến thức hay kỹ năng…). Khi chia nhỏ và khảo sát như vậy sẽ nắm bắt một cách tổng quan nhất về nhu cầu thực tế của từng nhóm đối tượng, phục vụ cho việc xây dựng mô hình đào tạo sau này. 

 

  • Nghiên cứu sản phẩm có sẵn: Khảo sát các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, hoặc các đối thủ lớn hơn trên thế giới xem họ có sản phẩm nào đáp ứng nhu cầu kia chưa? Nếu có rồi thì đáp ứng như thế nào? Đánh giá sản phẩm đó và tìm hiểu phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó. Dựa vào đây để xác định hướng sản xuất sẽ như thế nào để tạo được những điểm thu hút riêng, giúp việc marketing sản phẩm được tốt hơn, có hiệu quả hơn.

 

  • Đa dạng hoá sản phẩm: Chúng ta đều hiểu rằng 1 sản phẩm khó có thể đứng đơn lẻ mà cần có 1 hệ thống sản phẩm mới đáp ứng được đủ nhu cầu của người học với một ngách nhất định. Chẳng hạn như đối tượng là học sinh cấp 2, ngoài nhu cầu học IELTS thì hầu hết các gia đình sẽ có nhu cầu củng cố tiếng Anh trên lớp cho con hoặc giúp con luyện thi học sinh giỏi. Nhờ việc phát hiện các nhu cầu, chúng ta sẽ xây dựng được những chương trình học phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong bối cảnh cụ thể, mục tiêu cụ thể. Đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo sự thành công của các chương trình học khi đưa ra thị trường, cũng như đảm bảo liên tục cải tiến chuỗi sản phẩm.

2. Xây dựng chương trình học

 

 

Sau công đoạn nghiên cứu thị trường, bộ phận sản xuất sẽ phải làm 1 file gọi là “Hangout” hay “Outline”, bao gồm những công việc chính phục vụ quá trình sản xuất.

 

Hangout này khác với đánh giá của team Marketing, bởi nó mang tính giải thích và làm rõ các vấn đề mang tính chuyên môn như:

 

  • Đối tượng của khoá học là những ai?

 

  • Khóa học cung cấp nội dung kiến thức như thế nào? 

 

  • Phân nhánh các khoá học: Chia ra các chương trình chủ đạo và chương trình con. Ví dụ như Chương trình học IELTS là chính, IELTS online là chương trình con. Trong IELTS online tiếp tục chia ra IELTS 1-1, 1-3, 1-5.

 

  • Học xong thì có ích lợi gì? giải quyết vấn đề / nhu cầu gì của người học? Cái này làm độc lập với nghiên cứu khách hàng để đối chiếu xem có khớp giữa cung và cầu không. Bởi góc nhìn và cách mô tả của người có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ khác với người cần học. Đánh giá được chất lượng đầu ra, đầu vào sẽ giúp tăng chất lượng học tập, gia tăng niềm tin của khách hàng.

 

Xây dựng chương trình học:

 

  • Tên các chương (hay phần)

 

  • Các bài giảng trong từng chương (dự kiến, chủ yếu làm rõ nội dung của chương)

 

  • Công cụ hỗ trợ người học gồm những gì (Slide, file nghe, giáo trình, bảng kính, màn chiếu, sách bổ trợ, phần mềm sử dụng,…)

 

  • Thời gian sản xuất dự kiến (để làm rõ hơn về deadline)

 

Sau khi thực hiện Hangout sẽ chuyển cho bộ phận đánh giá. Họ sẽ đối chiếu với khảo sát khách hàng và các yếu tố khác như thời gian sản xuất cho phép, mức chi phí cho sản xuất, sắp xếp hướng khai thác sản phẩm vào lịch của các team khác… rồi chốt lại các vấn đề này để bắt đầu sản xuất.

 

3. Quá trình sản xuất tư liệu bổ trợ

 

Chúng ta sẽ trải nghiệm quá trình làm video quay sẵn, được thực hiện để làm tư liệu cho chương trình học online hoặc là các video bài giảng chính (nếu như đó là khoá học qua video). Thông thường sẽ có các bước sau: 

 

  • Đầu tiên là chuẩn bị tài liệu. Việc này tốn thời gian nhất bởi nó như xây từng viên gạch đầu tiên vậy. Không phải nói làm là làm được ngay, cần phải chuẩn bị tài liệu (nó như việc chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn vậy). Vừa làm, bạn sẽ phải hình dung xem quay video như thế nào. Làm sao để khi quay thì nội dung sẽ rõ ràng, đầy đủ và giúp quá trình quay diễn ra nhanh hơn. Chuẩn bị tài liệu tốt sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian cho quá trình quay & edit video. Đồng thời quá trình này cũng tạo sự khác biệt rất lớn giữa sản phẩm khóa học với 1 video youtube bình thường: đó là sự bài bản và kiến thức theo lộ trình rõ ràng, đặt mình vào vị trí của người học.

 

  • Quá trình quay: Việc quay video màn hình không quá khó, nhưng có một số vấn đề đáng lưu tâm:

 

+ Giọng của giáo viên/người ghi âm: Những ai có chất giọng ấm, rõ ràng, không bị ngọng hay nói lắp thì rất có lợi. Nhiều người khác nói rất hay, nghe mà mê luôn. Chất giọng là thứ rất quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm dạng này, nhưng nó phụ thuộc nhiều vào thiên phú. Việc rèn luyện chỉ để từ “chưa tốt” thành “ổn” thôi. Còn để “đặc biệt” thì khá hiếm.

 

+ Nhịp nói, cách xưng hô: Bởi không thể biết rõ người học là ai, có thể là 1 sinh viên chưa ra trường cho tới 1 bác 60 tuổi, vậy nên xưng hô cần mang tính đại chúng, không quá trịnh thượng, tạo khoảng cách với người học mà cần gần gũi – như bạn bè. Tốt nhất là xưng mình – các bạn. 

 

+ Chất lượng mic, phòng thu: Mic tốt, lọc ồn, có âm thanh ấm là điều được ưu tiên. Những mic quá vang hoặc có lỗi sẽ khiến quá trình ghi âm và cả quá trình học bị ảnh hưởng.

 

Nếu coi việc chuẩn bị tài liệu là “cái hồn” của sản phẩm thì chất lượng video khi record là “cái vỏ”. Vỏ có đẹp, có tốt thì người ta mới quan tâm tới “cái hồn”. 

 

+ Quá trình edit video: Thông thường công ty không trả phí riêng cho việc quay và edit mà gộp chung vào sản phẩm cuối cùng (là video hoàn thiện). Cũng khá là khó để 1 người quay, 1 người edit bởi video mang tính chuyên môn khá nhiều. Người edit đôi khi không hiểu người quay nói gì, có bị sai không, nên người quay sẽ là người edit luôn hoặc những người quay video sẽ phải ngồi cùng với editer liên tục.

 

Ngoài vấn đề về nội dung, cần quan tâm đến logic và tính trực quan, sinh động của video. Những video sinh động, dễ hiểu là thứ mà người học cần bởi nó giúp truyền tải kiến thức một cách hiệu quả nhất.

 

Bên cạnh nguồn tư liệu là video, các tổ chức giáo dục thường có những cách riêng để tăng thời lượng học tiếng Anh của người học. Việc tương tác và thực hành liên tục là vô cùng quan trọng để người học đạt được mục tiêu cuối cùng.

 

4. Training và hoàn thiện sản phẩm

 

 

Sau khi sản phẩm hoàn thành thì sẽ có 3 việc:

 

– Training (đào tạo về sản phẩm)

 

Training cho team Marketing, Sale để họ nhanh chóng hiểu về sản phẩm, giúp quá trình làm việc của bộ phận đó diễn ra tốt hơn. Như sản xuất các content marketing, landing page và quá trình bán hàng. Đây chính là bước ghép nối cung-cầu thông qua sản phẩm hữu hình (thay vì ban đầu chỉ dựa trên ý tưởng và nghiên cứu lý thuyết).

 

– Phân công vai trò cho những người tham gia vào mô hình học

 

Kể cả việc bán khóa học video online thì vẫn cần có người hỗ trợ trong quá trình học nên đây là 1 việc rất quan trọng. Nếu không có quá trình này thì không khác nào tự học qua youtube. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa 1 sản phẩm trả phí với 1 video miễn phí. 

 

Với các lớp học trực tiếp, hiện nay nhiều trung tâm đã có 3 nhân tố chính để kiểm soát chất lượng: Giảng viên, Quản lý lớp (hỗ trợ học viên trong quá trình học, Quản lý chất lượng (quản lý chung chất lượng dạy và học).

 

Bộ phận hỗ trợ phải luôn cập nhật kiến thức mới, làm công việc thực tế, chấp nhận những câu hỏi khó để tìm được câu trả lời… 

 

– Thiết kế bài kiểm tra và bài thi: 

 

Thông thường việc này sẽ làm song song khi xây dựng chương trình học. Tuy nhiên với chương trình học trực tuyến, để đảm bảo tất cả các đối tượng đều có thể tham gia được, chúng ta cần xây dựng bài kiểm tra online. Các trung tâm sẽ thuê đơn vị lập trình để thực hiện số hoá các đề kiểm tra giấy lên phần mềm. Nhờ đó, học viên ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện đánh giá trình độ đầu vào cũng như kiểm tra trình độ đầu ra hoàn toàn trên máy tính.

 

Công việc này là giai đoạn cuối khi hoàn thiện sản phẩm, cần sự trau chuốt để không xảy ra lỗi trong quá trình test. Ngoài ra, giao diện test thân thiện (hình thức đẹp, dễ sử dụng,…) sẽ giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm, tin tưởng hơn vào đơn vị giáo dục.

 

Trên đây là tất cả những bước cơ bản để xây dựng các chương trình học online. Tất nhiên, mỗi nơi sẽ có những cách làm riêng, bản sắc riêng cho thấy mức độ chuyên nghiệp của tổ chức. Trong tương lai không xa, chắc chắn các công việc liên quan đến xây dựng và quản lý khóa học online sẽ nở rộ khi nhu cầu học tập trực tuyến gia tăng, đồng thời nó đã chứng minh được hiệu quả trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sự phát triển của công nghệ sẽ giúp tương tác trở nên sinh động hơn, chân thực hơn để kết quả học tập online ngày một vượt trội hơn.

 

Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn!
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn