Du học Canada chắc hẳn không còn là một điều quá xa lạ với nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Các bạn trẻ hầu hết lựa chọn đất nước này với mục đích học đại học hoặc hướng đến tấm bằng thạc sỹ, xa hơn là nhu cầu định cư. 

 

Nói tới Canada, đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới, rất nhiều cảnh đẹp làm mê hoặc lòng người. Không những vậy, Canada được đánh giá là một nơi đáng sống, được xếp hạng rất tốt về các chỉ số phát triển kinh tế và con người. Giáo dục Canada thuộc top đầu trên thế giới và có mặt trong ba quốc gia đứng đầu thế giới về mức đầu tư bình quân đầu người dành cho giáo dục sau trung học, theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

 

Nếu như Việt Nam được bạn bè quốc tế nhắc tới là một đất nước hoà bình, thân thiện thì Canada cũng vậy. Thậm chí, quốc gia này đứng thứ 6 trong số 172 quốc gia trên thế giới theo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu. 

 

 

Với tất cả những điều kể trên, rất dễ hiểu tại sao ngày càng nhiều du học sinh Việt Nam tin tưởng và khao khát được đặt chân tới Canada đến vậy. 

 

Những vấn đề cần lưu ý trước khi du học Canada:

1. Định hướng về ngành nghề
2. Năng lực tài chính ảnh hưởng thế nào?
3. Tiêu chí chọn trường 
4. Thủ tục đăng ký diễn ra như nào?
5. Định cư sau khi tốt nghiệp

 

1. Định hướng về ngành nghề

Mỗi người sẽ có một năng lực, sở thích và tiêu chí chọn ngành nghề riêng. Lời khuyên là hãy chọn những ngành nghề phù hợp với mục tiêu lâu dài của bạn. 

 

Ví dụ: Nếu bạn xác định học xong về nước, làm việc ở một vị trí yêu cầu cao thì có thể lựa chọn học quản lý, học thạc sĩ ở lĩnh vực bạn theo đuổi. Lưu ý là ngành nghề đó hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho bạn khi về nước (điều này bạn cần cân nhắc thêm sự biến động theo thời gian). Về nước rồi mà ngành đó lại hết hot thì buồn lắm ^^.

 

Nếu mục tiêu của bạn là định cư thì không nên chọn quản lý. Lý do là vì không dễ để một người mới ra trường được cho làm quản lý ngay. Bạn cần có chuyên môn và có năng lực ở một lĩnh vực cụ thể (kế toán, IT, ngân hàng,…). Khi đó, cơ hội sẽ rộng mở và bạn tránh được khoảng thời gian chênh vênh khi ra trường chỉ vì xác định mục tiêu nghề nghiệp. 

 

Ngoài ra, khi bạn sang Canada du học, sẽ có rất nhiều cơ hội và mục tiêu mới cho riêng bản thân. Điều này bạn hãy tự trải nghiệm, tự điều chỉnh trong quá trình học tập nhé.

 

Các lĩnh vực phổ biến (trong từng lĩnh vực sẽ có các ngành khác nhau):

 

– Du lịch và dịch vụ nhà hàng, khách sạn
– Công nghệ thông tin
– Giáo dục và đào tạo
– Kiến trúc & xây dựng
– Luật
– Nông nghiệp
– Marketing
– Y tế và sức khoẻ

 

2. Năng lực tài chính ảnh hưởng thế nào?

Đi du học không chỉ cần tiền mà là cần rất nhiều tiền, gói gọn trong 2 khoản: Học phí và phí sinh hoạt

 

Học phí

 

  • Bậc trung học (lớp 10, 11, 12): Từ 9.000 đến 20.000 CAD/năm
  • Bậc cao đẳng: Từ 11.000 đến 18.000 CAD/năm
  • Bậc đại học: Từ 13.000 đến trên 30.000 CAD/năm
  • Thạc sĩ: 15.000 đến hơn 30.000 CAD/năm

 

Như vậy, học phí trung bình ở hầu hết các bậc học sẽ dao động xung quanh mức 20.000 CAD/năm (Khoảng 375 triệu đồng/năm ~ 31 triệu/tháng). Bạn có thể cân nhắc lựa chọn chương trình đắt hay rẻ hơn tuỳ vào điều kiện thực tế. 

 

Chi phí sinh hoạt: Từ 800 đến trên 1.200 CAD/tháng (khoảng 15 đến hơn 20 triệu đồng)

 

Vậy tổng chi phí hàng tháng khi du học tại Canada rơi vào khoảng 45 triệu/tháng ~ 540 triệu/năm.

 

Làm thế nào để giảm chi phí?

 

  • Thứ nhất, chọn trường học và ngành học ít cạnh tranh, có học phí hợp lý

 

  • Thứ hai, xin học bổng. Học bổng phổ biến nhất mà các bạn có khả năng xin được là hỗ trợ 30-50% học phí.

 

  • Thứ ba, đi làm thêm. Làm thêm tại Canada, sinh viên được trả khoảng 12 CAD/giờ. Sinh viên bị hạn chế làm thêm, chỉ 20h/tuần. Như vậy, bạn chỉ kiếm được khoảng 240CAD/tuần hay 960 CAD/tháng. Số tiền này đủ để bạn trang trải phần nào phí sinh hoạt và một số chi phí phát sinh.

 

Như vậy, nếu kết hợp cả 3 điều trên, hàng tháng bạn sẽ chỉ cần trả 15-20 triệu tiền học phí. Ngân sách cần chuẩn bị rơi vào khoảng 250 triệu/năm, đủ để bạn tính toán cho nhiều thứ. 

 

Một lưu ý nho nhỏ là bạn đừng cố tham công tiếc việc. Đừng vì làm thêm nhiều quá mà ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Nhất là ở bậc đại học, thạc sĩ, các chuyên đề được phụ trách bởi những giáo sư hàng đầu và đòi hỏi nỗ lực, thời gian rất lớn để hoàn thành.

 

 

3. Tiêu chí chọn trường 

 

Với bậc trung học, bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn khi ở mỗi bang đều có ít nhất 10 trường. Cũng như ở Việt Nam, sẽ có hai loại hình phổ biến là trường công và trường tư. Trường công lập sẽ có học phí rẻ hơn. Tuy nhiên các gia đình có điều kiện hoàn toàn có thể cho con học trường tư với chất lượng và trải nghiệm tốt hơn nhiều mặt. 

 

Ở bậc đại học và sau đại học, việc chọn trường liên quan nhiều tới chọn ngành như đã đề cập ở trên.

 

Nếu làm tốt giai đoạn chọn ngành và có mức tài chính tốt, việc chọn trường sẽ diễn ra đỡ vất vả hơn. Nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy vô cùng hoang mang khi nghe giới thiệu về một loạt trường học. Trường nào cũng thừa cái này, thiếu cái kia. Cho nên, hãy xác định không có trường học nào thoả mãn tất cả các tiêu chí của bạn cả. Những tiêu chí quan trọng nhất sẽ là về ngành học có đủ chất lượng, có uy tín không và việc hỗ trợ học phí qua học bổng như thế nào.

 

4. Thủ tục đăng ký diễn ra như nào? 

 

Việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị một bộ Profile (Hồ sơ cá nhân) thật tốt để sẵn sàng săn học bổng hoặc apply vào các trường chất lượng. Các tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cá nhân:

 

– GPA: Điểm trung bình môn

 

– Trình độ ngoại ngữ: Thường đánh giá qua điểm IELTS

 

– Hoạt động ngoại khoá: Hoạt động xã hội, thành tích các cuộc thi, hoạt động nhóm trong một tổ chức,…

– Thành tích học tập: Đoạt giải các kỳ thi trong nước/quốc tế

– Hoạt động nghiên cứu: Của trường, của tổ chức bên ngoài

 

Sau khi chắc chắn rằng mình đã có một bộ hồ sơ đủ đẹp, đúng với các tiêu chí tuyển sinh hoặc tiêu chí apply học bổng, các bạn sẽ lần lượt trải qua các bước sau:

 

Bước 1: Nộp Application form (đơn xin học) cho trường bạn muốn học

 

Bước 2: Nộp tiếp những giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của nhà trường

 

Bước 3: Nhận kết quả từ trường học

 

Bước 4: Xin visa, chuẩn bị thủ tục nhập học

 

Tổng thời gian của toàn bộ lộ trình này sẽ mất tầm 8 – 12 tháng (có thể nhanh hoặc chậm hơn tuỳ từng đợt, tuỳ vào đơn vị nhận tư vấn). Chuẩn bị càng tốt, chuẩn bị càng sớm, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để đảm bảo mọi việc diễn ra đúng kế hoạch.

 

5. Định cư sau khi tốt nghiệp

 

Câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất là làm thế nào để dễ định cư tại Canada. Dễ hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ am hiểu và sự nỗ lực của bạn. 

 

Thời gian trung bình để các diện hồ sơ từ lúc bắt đầu đến lúc có thể nhận thẻ xanh PR Canada (Permanent residence là thẻ thường trú nhân)

 

– Học sinh, sinh viên theo diện du học: 4-6 năm

– Lao động có chuyên môn: 2-3 năm

– Nhà đầu tư: 2-3 năm

– Vợ/chồng, cha/mẹ (bảo lãnh): 1-2 năm

 

Như vậy, có thể thấy bảo lãnh thân nhân là cách nhanh nhất có thẻ xanh Canada. Điều này cũng tương tự như ở quốc gia khác. Tuy nhiên, muốn được bảo lãnh, bạn cần có người thân đã thuộc diện dân định cư tại Canada. Điều này dẫn đến nhiều gia đình lựa chọn cho con cái sang du học trước, sau đó bảo lãnh cho cha mẹ sang. Sau khi học cấp 2 ở Việt Nam, học sinh sẽ sang học cấp 3 ở Canada và hầu hết sẽ trở thành công dân nước này. Cha mẹ cần lưu ý, nhiều học sinh cấp 3 vẫn chưa đủ độ chín để sống tự lập ở một đất nước mới. Vậy nên, hãy lắng nghe nguyện vọng của con trước chứ đừng vì khao khát nhập cư của bản thân mà khiến con cái lạc lõng nơi xứ người.

 

Hi vọng tất cả những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn hiện thực hoá giấc mơ du học/định cư tại Canada!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn