Tại Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng chưa bao giờ từng có thời kỳ nào chứng kiến sự hội nhập quốc tế sâu rộng như lúc này. Đó là xu thế tất yếu khi chúng ta muốn vươn mình, khẳng định vị thế trong khu vực, châu lục và trên toàn thế giới. Chính sự hoà nhập đó đã thúc đẩy giáo dục ngoại ngữ phát triển, mà trong đó tiếng Anh đóng vai trò chủ đạo, được quan tâm nhiều nhất.

Việc học tiếng Anh ở của học sinh, sinh viên cũng đã có nhiều chuyển biến, không còn nặng về hình thức, về ngữ pháp như trước. Thậm chí, việc học ngoại ngữ còn gắn liền với phát triển tư duy, phát triển kỹ năng để người học thực sự đạt được trình độ vượt trội. Dù đã thay đổi trong những năm trở lại đây nhưng chương trình học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thế đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực trẻ đạt chất lượng như mong muốn. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một tiêu chuẩn mới, đã được áp dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và nhiều nước châu  u, châu Á (có cả Việt Nam). Tiêu chuẩn này đã giúp Hoa Kỳ giữ vững vị thế là cường quốc số một thế giới nhờ đột phá trong chất lượng đào tạo.
 
TIÊU CHUẨN CCSS CỦA HOA KỲ

 

 “Common Core State Standards” hay “Tiêu chuẩn cốt lõi chung” là hệ thống các tiêu chuẩn nhằm xác định các kiến ​​thức và kỹ năng học sinh Mỹ nên có được từ mẫu giáo đến  lớp 12 để sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh có thể thành công trong các khóa học đại học và trong các chương trình đào tạo lực lao động. Cần hiểu rõ: CCS không phải là tài liệu giảng dạy và cũng không chỉ định phương pháp giảng dạy, thay vào đó chúng cung cấp lộ trình cho việc phát triển giáo trình và tài nguyên giảng dạy. Đây là tiêu chuẩn giáo dục Hoa Kỳ lập ra cho hai bộ môn Anh ngữ và Toán học.

CCSS được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn cao nhất tại các bang của Mỹ và các quốc gia trên thế giới, kinh nghiệm của các giáo viên, chuyên gia bộ môn, nhà tư tưởng hàng đầu cũng như phản hồi của công chúng. 

CSSS ra đời tại Hoa Kỳ trong bối cảnh, phần nào đó, tương đối giống với Việt Nam hiện nay. Khi tất cả mọi mặt của đất nước bùng nổ, Mỹ hiện là một trong những quốc gia có vị thế lớn nhất thế giới, các trường đại học và doanh nghiệp cần nhiều hơn nữa đội ngũ sinh viên, nhân sự chất lượng cao để đạt được các mục tiêu mang tầm vĩ mô. Tuy vậy, rất nhiều học sinh có tư duy còn hạn chế, học mà không hiểu bản chất vấn đề, không đủ tư duy và kỹ năng để làm những bài luận hay xử lý những công việc khó. Nhằm giải quyết thực trạng đó, các nhà giáo dục Mỹ đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu và đi đến quyết định là phải hoàn toàn thay đổi cách giảng dạy. Kể từ năm 2014 – 2015, nước Mỹ chính thức áp dụng phương pháp CCSS tại một số tiểu bang, lần lượt với các bộ môn Anh ngữ và toán học, dần áp dụng với nhiều bộ môn khác.  Tiêu chuẩn này đưa đến sự thay đổi cơ bản trong cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh. Giáo viên sẽ không chỉ dừng lại ở việc dạy học sinh những điều phải học thuộc lòng mà phải giúp cho học sinh hiểu thấu đáo từng góc cạnh của kiến thức.

 

Đối với việc học Anh ngữ, nhằm giúp học sinh sẵn sàng học Đại học và làm việc sau này, tiêu chuẩn CCSS về Anh ngữ yêu cầu không tập trung quá nhiều vào văn học hư cấu (Anh ngữ ở đây đề cập tới bộ môn Ngữ Văn Anh – Language Art tại Mỹ khác với việc học tiếng Anh ở Việt Nam các bạn nhé). Có nghĩa là, bên cạnh các tác phẩm văn học kinh điển từ khắp nơi trên thế giới, phần lớn chương trình học của học sinh là những chủ đề bài học viết về người thật, việc thật, thông tin – sự kiện thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lịch sử và khoa học.

Các bạn cần lưu ý rằng CCSS không phải một loại chứng chỉ để học sinh hướng đến mà là một tiêu chuẩn giáo dục giúp học sinh chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho tương lai. Tiêu chuẩn CCSS cũng đảm bảo học sinh tiếp thu một cách có hệ thống kiến thức về văn học, thông tin và các chuyên ngành khác thông qua nghe, nói, đọc và viết. Nhờ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực tế trong một quá trình dài, học sinh nhanh chóng đạt được ba mục tiêu: 

 

  • Đạt được trình độ ngôn ngữ vượt trội,
  • Có tư duy và kỹ năng để tìm hiểu sâu gốc rễ vấn đề,
  • Tổng hợp và trình bày lại kiến thức đã nghiên cứu. 

Hiện nay, CCSS đã được nhiều tổ chức giáo dục tư áp dụng tại Việt Nam, chủ yếu với học sinh lứa tuổi tiểu học và cấp 2. Nhờ đó, khi lên đến cấp 3, đại học, các em đã có tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng học tập chủ động và kỹ năng trình bày khá tốt. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của thế hệ GenZ cũng vượt trội hơn bao giờ hết. Chắc chắn, chúng ta cần áp dụng rộng rãi hơn nữa tiêu chuẩn này với mô hình trường học tư, và dần dần với các trường công để việc học được định hướng theo đúng yêu cầu của xã hội.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn