Để trở thành một người thành công trong công việc lẫn cuộc sống, bản thân sinh viên không chỉ biết trang bị cho mình những kiến thức trên lớp, mà một điều vô cùng quan trọng đó nữa là trao dồi những kỹ năng mềm cần thiết. 

Để sau này nhận được công việc tốt, ngoài trang bị các kiến thức trên lớp, các bạn sinh viên cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết. Vậy đâu là những kỹ năng quan trọng mà các sinh viên cần phải trau dồi nếu muốn 1 công việc tốt trong tương lai?

1. Ngoại ngữ

Trong thời kỳ toàn cầu hoá, ngoại ngữ ngày càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do vì sao khi làm việc hay tuyển dụng, các công ty đánh giá rất cao những nhân viên có kỹ năng ngoại ngữ tốt. 

Trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc đầu quân vào những công ty đa quốc gia chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều chế độ đãi ngộ và quyền lợi hơn cả. Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng nhìn đến hồ sơ của bạn thì buộc lòng bạn phải có một bằng cấp ngoại ngữ với trình độ cao nhất định để phù hợp với mục đích công việc.

Hiện nay, Tiếng anh đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến và là yếu tố tất yếu bắt buộc bạn phải có khi đi phỏng vấn. Bên cạnh tiếng anh thì những ngôn ngữ của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm một công việc có thu nhập cao. Hơn nữa giữa 2 ứng viên có cùng trình độ, khả năng như nhau chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về ứng viên giỏi ngoại ngữ. Vậy nên muốn có cơ hội về công việc tốt hơn trong tương lai, bạn cần có khả năng ngoại ngữ vượt trội.

2. Kỹ năng giao tiếp

Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Một trong những điều gắn kết con người lại với nhau chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày nó chính là ấn tượng đầu tiên khi gặp nhau. Chính vì vậy mà kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất kể cả trong công việc lẫn cuộc sống. 

Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Thế nhưng sinh viên hiện nay, nhiều bạn rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp. Các bạn quá thiếu sự tự tin khi nói, không dám bắt chuyện người lạ. Các bạn không biết nên nói gì với người đối diện, nên cư xử hòa đồng thế nào cùng các đồng nghiệp… Đó là một thiếu sót rất lớn, là rào cản cho sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của các bạn.

Hãy nhớ khi phỏng vấn, nếu không biết cách nói sao cho khéo và ấn tượng thì dù trình độ chuyên môn giỏi cỡ nào, bạn cũng chẳng thể trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng đâu. 

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

3. Kỹ năng lắng nghe

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì kỹ năng lắng nghe cũng là kỹ năng mềm cần thiết và vô cùng quan trọng trong công việc. Kinh nghiệm ít, chuyên môn non nớt là tình trạng chung của sinh viên mới ra trường. Cho nên để làm quen với công việc, bạn cần phải biết cách đối mặt và xử lý với một (cơ) số lời góp ý, phê bình. Bởi chẳng ai thích việc bị người khác phê bình nhưng để trụ vững trong thời gian đầu đi làm, bạn phải lắng nghe dù cho nó có khó nghe như nào đi nữa .

Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị, cầu tiến của một nhân viên. Vì vậy lắng nghe là một kỹ năng mềm cho sinh viên cực kỳ quan trọng.

Nhiều trường hợp đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thử bạn bằng cách cố tình phê bình, nếu không đủ tỉnh táo bạn sẽ bị loại mà không hiểu tại sao.

4. Tin học văn phòng

Tin học văn phòng là một nhánh trong ngành công nghệ thông tin, chú trọng đến khả năng xử lý các công việc thường được sử dụng trong văn phòng như: thao tác với văn bản, bảng tính, trình chiếu. Tin học văn phòng gồm bộ công cụ Microsoft Office liên quan như Microsoft Office Word, Microsoft Office Excel, Microsoft Office Power Point,… với rất nhiều các phiên bản khác nhau nhưng về cơ bản là phục vụ cho công việc văn phòng nói chung.

Bạn sẽ rất mất điểm và lạc hậu nếu như bạn nói rằng mình không rành máy vi tính hay không biết sử dụng các công cụ tin học văn phòng đơn giản. Trong hồ sơ xin việc dù là ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải luôn có một tấm bằng tin học kèm theo để chứng minh rằng bạn hoàn toàn có thể đáp ứng những kỹ năng máy tính phổ biến thông thường như word, excel, power point,…

5. Kỹ năng thuyết trình

Nếu hiện tại bạn vẫn là nhân vật nhút nhát và hoảng sợ khi đứng trước đám đông hoặc cứ nhìn chăm chăm vào kịch bản khi thuyết trình thì trước khi năm học cuối cùng kết thúc bạn cần cải thiện chúng ngay lập tức. 

Việc tự tin trình bày ý tưởng trước đám đông sẽ là kỹ năng vô cùng cần thiết cho bạn sau này tại các buổi họp, sẽ chẳng người sếp nào chấp nhận một nhân viên ấp a ấp úng suốt cuộc họp chẳng thể trình bày nổi ý kiến của mình. Bởi vậy, muốn tìm một công việc tốt sau khi ra trường, kỹ năng thuyết trình là điều bạn cần cải thiện.

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Một vấn đề mà nhiều sinh viên gặp phải là cái tôi quá lớn (nghĩ mình giỏi giang, không chịu lắng nghe, hỗ trợ người khác). Nhưng chỉ khi đi làm mới biết, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình thực hiện toàn bộ một quy trình. Bạn sẽ chỉ là một mắt xích trong đó thôi. Nếu không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người khác, bạn sẽ tự bị đào thải ra khỏi bộ máy.

Bạn độc lập, bạn tự chủ, bạn có năng lực nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể thành công nếu không có kỹ năng làm việc nhóm.

7. Lập kế hoạch

Kỹ năng lập bản kế hoạch sẽ giúp công việc được diễn ra có trật tự và kiến thức được phân bổ đều hơn. Bạn cần biết cách lập kế hoạch tốt trước khi bắt đầu vào xin việc tại các công ty. Việc lập kế hoạch logic sẽ giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Trau dồi kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp ích nhiều cho công việc

Người sở hữu kỹ năng lập kế hoạch giỏi sẽ luôn có cái nhìn xa và bao quát mọi vấn đề trong quá trình thực hiện mục tiêu. Nhờ vậy, họ luôn có sự chủ động và nhạy bén nắm bắt vấn đề và những nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó chủ động tìm cách xử lý, đảm bảo tiến độ thực hiện và cả kết quả kỳ vọng không bị ảnh hưởng.

8. Kỹ năng chuyên ngành

Nhiều bạn trẻ thường có thói quen lựa chọn công việc làm thêm nhàn rỗi như phục vụ quán ăn, phát tờ rơi mà hoàn toàn không nghĩ đến việc chọn lựa một công việc làm thêm có thể hỗ trợ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm cho chuyên ngành mà mình đang theo học. 

Khi tuyển dụng, hầu hết các công ty đều đòi hỏi nhân viên kinh nghiệm thực tiễn thay vì khối kiến thức sáo rỗng ở trường lớp. Vậy nên, hãy luôn đầu tư thật nhiều cho chuyên ngành của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi thực tập ở các công ty để có thêm kinh nghiệm và kiến thức làm việc thực tế thay vì lựa chọn làm thêm các công việc không liên quan đến ngành học của bản thân. 

9. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Áp lực công việc là một trong những thử thách lớn nhất dành cho sinh viên mới ra trường. Bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh làm việc với một đống chỉ tiêu với thời gian, kết quả và chẳng có ai để có thể nhờ vả. Công việc gặp trục trặc, trễ deadline rồi khách hàng tạo áp lực, sếp tạo áp lực, cộng sự cũng tạo áp lực… Đó là tình cảnh mà khi còn là sinh viên bạn sẽ khó lòng tưởng tượng nổi. Chính vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng từ bây giờ bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia những dự án và rèn mình trong những cuộc chơi lớn. Đừng để đến khi chết đuối mới tự trách mình sao từ sớm không lo tập bơi.

Kết

Hầu hết khi lên đại học, các bạn sinh viên đều như nhau, đều thiếu những kỹ năng mềm trầm trọng. Đừng trông chờ nhà trường, ba mẹ, người thân nữa. Hãy nghĩ rằng “người khác làm được, tại sao mình không làm được”. Bạn phải muốn, phải dám, phải hành động thì mới biết là mình có làm được hay không. Hãy trau dồi những kỹ năng mềm ngay từ sớm để gia tăng cơ hội việc làm cho bản thân bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn