BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH CẦN NHỮNG GÌ?

Bắt đầu học tiếng Anh cần những gì, chủ đề này hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người. Chưa kể tiếng Anh hiện nay lại đang là ngôn ngữ phổ biến trên  toàn thế giới. Thế nhưng chủ đề này chưa bao giờ là cũ vì tính cần thiết của nó, cũng như mỗi cách thức tiếp cận sẽ phù hợp với từng người khác nhau. Nếu bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh, hãy cùng SunUni Academy tìm hiểu thử, liệu cách học này có phù hợp với bạn?

Những kinh nghiệm này dành cho các bạn đang muốn tự học tiếng Anh, được tổng hợp từ nhiều nguồn, đa phần từ các trang web tiếng Anh chuyên luyện thi IELTS và TOEFL, một số đến từ kinh nghiệm tự học của những người đã có có những thành tích tốt chia sẻ lại. Mong rằng nó sẽ giúp bạn có được trình độ tiếng Anh như mình mong muốn.

Xác định mục tiêu bắt đầu học tiếng Anh của bạn

Khi học tiếng Anh hay bất kỳ một điều gì mới, điều đầu tiên  cần xác định là học để làm gì, và mức độ nào là đạt yêu cầu để làm mốc phấn đấu. Ví dụ với mức độ cơ bản, bạn học để giao tiếp với người nước ngoài, mục đích  là để làm việc trong các công ty nước ngoài nâng cao thu nhập, hoặc đơn  giản là chỉ để giao lưu kết bạn cho vui. Hoặc ở mức độ cao hơn, luyện tiếng Anh để thi lấy bằng TOEIC, TOEFL, IELTS, để đi du học, thì cũng phải xác định số điểm mà mình muốn đạt được để lấy đó làm mục tiêu. 

bắt đầu học tiếng anh

Việc đặt ra mục tiêu như thế này để tránh lạc đường giữa chừng. Nếu bạn xác định sai mục tiêu học tập của mình, bạn sẽ rất dễ nản lòng hoặc dễ mất đi hứng thú học tập. Đây cũng chính là nguyên nhân thất bại của đa số những kế hoạch học tiếng Anh, khiến bạn vừa mất thời gian, tốn tiền và không đạt được mục tiêu như dự tính.

Xây dựng nền tảng học tiếng Anh

Sau khi xác định được mục tiêu học tập, chúng ta cần đi sâu vào việc rèn luyện những kỹ năng và nền tảng của tiếng Anh sao cho thật tốt.

Về nền tảng, học tiếng Anh cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác đều bao gồm bốn phần: nghe, nói, đọc, viết. Khi chúng ta bắt đầu một ngôn ngữ mới, chúng ta cũng như một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ, học nghe đầu tiên và bắt chước lại những từ đã nghe được đó. Việc lắng nghe và bắt chước đó, với việc vận dụng thường xuyên sẽ giúp ta có vốn ngôn ngữ của riêng mình. Việc nói có chuẩn hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường quanh bạn, giống như đứa trẻ được nghe ngôn ngữ chuẩn, không ngọng sẽ nói chuẩn hơn. Sau đó đến tuổi tới trường, đứa trẻ bắt đầu học đọc, rồi sau  đó mới học viết. Trẻ con cũng học theo tiến trình nghe, nói, đọc viết mà thôi. Việc bạn cần làm là hãy lựa chọn cho mình một môi trường có tiếng Anh chuẩn, bạn sẽ có một khởi đầu vững chắc cho mình.

Từ những quan sát trên, ta áp dụng cho việc học tiếng Anh của mình. Ta sẽ đi sâu vào từng kỹ năng.

1. Kỹ năng nghe

Như đã phân tích ở trên, trước tiên là phải luyện nghe, việc nghe chuẩn là tiền đề cho những kỹ năng tiếp theo. Nhất là những bạn muốn phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu nghe không tốt sẽ rất khó có thể trao đổi với đối phương. Nên bạn cần phải nghe thật nhiều. Vậy luyện nghe như thế nào?

Nếu bạn thích xem phim thì đó là lợi thế lớn trong việc  học tiếng Anh. Bạn hãy xem phim thường xuyên. Ban đầu bạn có thể dùng phụ đề tiếng Anh. Sau đã quen thuộc hơn thì hãy tắt phụ đề đi, ta vừa xem vừa nghe diễn viên nói, từ nào nghe không ra thì pause lại, xem phần phụ đề xem nó là từ gì, rồi nhẩm lại cách phát âm như diễn viên trong phim. Hoặc một cách khác là cứ vừa xem vừa liếc phụ đề, chỉ dừng lại để dịch những từ không hiểu thôi. Từ nào mình nghe không ra thì đều phải phát âm lại theo cách nói trên phim. 

Xem phim một thời gian thì bạn sẽ nhận ra là có rất nhiều từ đơn giản mà khi còn đi học mình phát âm sai. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc khi trao đổi với người nước ngoài họ không hiểu mình nói gì, và họ nói gì mình cũng không hiểu. Cách học này cũng là một kiểu như trẻ em học nói vậy, luyện phát âm sao cho đúng, tính lũy vốn từ vựng và bắt chước cách người lớn nói chuyện.

kỹ năng nghe tiếng Anh

Lắng nghe các bài Ted Talk. Trang này là tập hợp các bài thuyết trình của các chuyên gia trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, những clip ở đây vừa giúp bạn luyện kỹ năng tiếng Anh, vừa giúp bạn có thêm kiến thức và thông tin, đây là một cách học nghe đang rất được ưa chuộng vì tính hiệu quả. Cách nghe thì cũng như nghe khi xem phim. Trong phim từ vựng thường đơn giản, còn các bài nói trong Ted Talk ngôn ngữ thường formal hơn.

Ngoài trang Ted Talk thì có thể xem các clip của Discovery Channel hoặc National Geographic trên Youtube. Cách luyện nghe và nói cũng tương tự. Việc đa dạng hóa các nguồn tiếng Anh là một cách tốt để bạn xây dựng sự phong phú cho vốn từ vựng của mình.

Ngoài ra bạn có thể nghe podcast của các chương trình khác nhau trong ba kênh tin tức nổi tiếng thế giới: BBC của Anh,  CNN của Mỹ, và ABC News của Úc. Bạn có thể download và nghe khi nào rảnh rỗi, hoặc tận dụng lúc lái xe đi làm. Sáng một podcast, chiều một podcast, cứ thế đều đều. Chẳng mấy chốc ta sẽ nhanh  chóng làm quen với ngữ điệu tiếng Anh của ba quốc gia trên, và có thể  luyện giọng của mình theo kiểu nào mình thích nhất.

2. Kỹ năng nói

Nghe vững thì nói mới chuẩn, nhưng luyện từ thôi chưa đủ, để nói đúng tốc độ và chuẩn ngữ pháp thì phải luyện phản xạ khi nói. Điều này cũng không có cách nào khác để phát triển ngoài thực hành.

Luyện phát âm từng từ chúng ta đã đề cập trong phần nghe rồi. Còn muốn chú  trọng kỹ năng nói lưu loát thì bạn có thể dùng ba trang đã nêu là Ted  Talk, Discovery Channel và National Geographic, vừa nghe vừa nói theo với ngữ điệu lên xuống giống với diễn giả hay người thuật chuyện, cố gắng bắt kịp tốc độ của họ. Dần dần bạn sẽ tìm được nhịp độ nói chuyện phù hợp với mình. Nhưng mới bắt đầu thì bạn hãy chọn những bài có độ dài vừa phải thôi. Những bài quá dài sẽ khiến bạn rất dễ nản.

Luyện nói trên những forum hay diễn đàn luyện nói tiếng Anh qua mạng cũng là một cách hay để mở rộng hơn kỹ năng của mình. Tuy nhiên nhưng diễn đàn này không chỉ có những người bản xứ mà còn nhiều người ở các nước khác nhau không sử dụng ngôn ngữ Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ nên bạn hãy lựa chọn cẩn thận nhé.

bắt đầu học tiếng anh

Lựa chọn một chủ đề mình thích, phân tích và diễn giải nó bằng tiếng  Anh. Có thể chọn chủ đề từ dễ đến khó theo khả năng và sở thích của  mình, ví dụ như bạn thích quà gì cho ngày sinh nhật, cho đến ChatGPT là gì  hay tàu du hành vũ trụ được vận hành như thế nào. Thu âm lại các bài  nói, nghe lại xem có chỗ nào chưa hay và chú ý sửa lại sao cho thấy vừa ý  nhất.

Tìm một người bạn cũng đang muốn học tiếng Anh như mình và giao kèo sẽ chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh thôi, ai cười mặc kệ. Cách này ban đầu bạn sẽ thấy khá ngượng ngùng nhưng dần rồi sẽ quen. Nếu bạn có người quen nào mà tiếng Anh giỏi hơn mình nhiều mà lại chịu khó nghe mình nói và sửa cho mình thì càng tuyệt, một cách rất hay ho để nâng cao trình độ giao tiếp của mình.

3. Kỹ năng đọc

Đọc hầu hết mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi, báo tiếng Anh,  tài liệu tiếng Anh, sách tiếng Anh. Nếu bạn thích đọc sách thì cố gắng  tìm sách giấy hoặc ebook bằng tiếng Anh, kiên quyết không đọc tiếng Việt  nếu có bản tiếng Anh. Dĩ nhiên khi mới bắt đầu học tiếng Anh, việc đọc sẽ chậm và khiến bạn rất nản, nhưng  kiên trì đọc hằng ngày dần dần rồi cũng quen và tốc độ sẽ tăng dần. Ngày đầu tiên đọc nửa trang mà phải tra từ điển nhiều lần là rất mệt rồi, nhưng cố gắng ngày hôm sau đọc hết một trang, hôm sau nữa hai trang, dần dần một ngày đọc lên mười trang hay hai mươi trang. Sau khi đọc một thời gian ta sẽ thấy cách dùng từ của mình linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và trơn tru hơn, và dễ dàng phát hiện ra những lỗi dùng từ sai vì việc đọc đã giúp ta rèn được phản xạ rất tốt với ngôn ngữ.

kỹ năng đọc tiếng Anh

Học từ vựng. Một điều quan trọng là khi luyện nghe và đọc, thấy  những từ nào mới mà mình thấy thích thú và có khả năng sử dụng sau này,  thì lập tức ghi lại vào sổ tay hoặc note điện thoại, tốt nhất là ghi theo chủ đề.  Rồi tra từ điển để biết ý nghĩa và cách dùng từ đó. Đến cuối ngày hoặc đầu ngày hôm sau ôn lại từ mới. Một thời gian sau lại ôn lại, nhằm mục đích biến từ mới thành từ của mình. Một ngày học mười từ, mười ngày có trăm từ. Nhờ đó mà từ vựng của mình sẽ tăng lên theo thời  gian.

Đọc sách tiếng Anh. Sách văn học nước ngoài tại Việt Nam khá hiếm. Nếu bạn có điều kiện có thể mua sách trên e-bay, hoặc nếu tài chính chưa đủ có thể tìm kiếm tại các hiệu sách cũ hoặc các hội nhóm trao đổi sách. Ngoài ra có phương án là ebook. Các bạn có thể tìm kiếm tại trang Open Library. Đăng ký mượn rồi vào đọc online, đây là một nguồn đọc rất phong phú mà bạn nên biết.

4. Kỹ năng viết

Muốn viết tốt thì phải luyện viết thôi, đây là điều đương nhiên, không có cách nào khác cả.

Cách đơn giản để bắt đầu viết và để luyện từ là tiếp tục sử dụng những trang đã nhắc ở đầu bài, các bạn có thể vừa nghe vừa chép lại, hoặc tăng tốc hơn thì nghe liên tục và tóm tắt lại các ý chính (cách này rất tốt để luyện thi TOEFL  hay IELTS). Sau đó so sánh bản chép  của mình với transcript xem mình bị thiếu ý hay viết sai từ nào không.

kỹ năng viết

Viết blog. Phương pháp luyện viết tiếng Anh khác là lập ra  một blog bằng tiếng Anh để viết bất kỳ cái gì mình thích, mà thường là  review việc tự học và dặn dò rèn luyện bản thân. Mà viết blog dù tiếng Việt hay tiếng Anh cũng đều có những cái lợi riêng của nó. Nó giúp tăng  cường khả năng diễn đạt và làm phong phú đời sống tinh thần. Các bạn có thể cố gắng viết 1000 từ mỗi ngày. Khi viết, cố gắng áp dụng những từ vựng mình đã học từ quá trình nghe và đọc, đó là cách để các kỹ năng bổ trợ cho nhau và vận dụng những gì mình đã học một cách nhuần nhuyễn.

Và cuối cùng, muốn bắt đầu học tiếng Anh hãy ngưng lười biếng

Chắc bạn sẽ hỏi tiếp  rằng: “Tôi muốn học tốt tiếng Anh, muốn trở nên xuất sắc và thông tuệ,  nhưng làm sao để thắng được tính lười biếng, vượt qua được sức ỳ của  mình đây?” cái này thì chắc chắn phải nằm ở bạn rồi. Bạn không thể làm tốt điều gì nếu không chịu làm và chỉ nghĩ ra những lý do để trì hoãn. Mọi thứ đều có thể, quan trọng là bạn có thực sự muốn làm điều đó hay không mà thôi. Bắt đầu học tiếng Anh luôn từ ngày hôm nay là sẽ kịp đó, và hy vọng những điều này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chinh phục ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THÓI QUEN – HOÀN THÀNH MỤC TIÊU để tìm động lực và cách vượt qua giai đoạn xây dựng thói quen học tập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn