Học ngoại ngữ khó hay dễ và chúng ta nên học như thế nào?

Xin chào, tớ thấy khá nhiều bạn đang và đã chật vật với môn tiếng Anh. Và hôm nay, tớ viết bài này để chỉ cho các bạn một số cách nho nhỏ để các bạn thấy môn tiếng Anh “dễ nuốt” hơn. Tớ không thể hứa rằng các bạn sẽ giỏi môn tiếng Anh hơn đâu, nhưng tớ chắc rằng các bạn sẽ không còn sợ tiếng Anh nữa. Và không chỉ tiếng Anh mà bất kì thứ tiếng nào cũng vậy, tớ chắc chắn rằng nếu bạn nắm chắc được 1 số tips sau đây thì việc học ngoại ngữ không còn là nỗi ác mộng nữa đâu.

1: NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT:

Tại sao tớ lại đặt tiêu đề như thế này trong khi tất cả mọi người đều biết rồi á? Đương nhiên, tất cả mọi người đều biết, nhưng mà có mấy ai làm theo đâu? Đầu tiên, tại sao bạn lại sơ học ngoại ngữ? Dạy gì thì dạy, đầu tiên phải biết lí do tại sao đúng không nào? Tớ đoán rằng các bạn sợ vì đa số là học sai cách. Một em bé sơ sinh ban đầu phải học nghe rồi mới bắt chước lại để nói, sau đó rồi đọc rồi mới tới viết là cuối cùng phải không? Nhưng nếu các bạn để ý, đa số khi chúng ta học một ngôn ngữ mới, ta sẽ học viết đầu tiên. Và viết là phần khó nhất trong ngôn ngữ (tớ đoán thế) nên khi các bạn học, đa số chúng ta sẽ chán nản và không muốn tiếp tục nữa, và vì một số lí do nào đó mà các bạn vẫn tiếp tục cố “nuốt” cho bằng cái ngoại ngữ đó. Cho nên, tớ muốn nói rằng, nếu các bạn đang học một ngoại ngữ, thì hãy tập trung vào phần nghe nói đầu tiên.

Có một hôm, tớ thực hiện một cái challenge là “Dùng tiếng anh nói chuyện với người lạ/quen” và tớ thấy rằng đa số người Việt mình đều dở phần nói (phần nghe thì không quá tệ, dùng tạm được) mọi người nói được tiếng Anh nhưng đa số là dùng từ rời rạc, không mấy ai có thể nói được một đoạn hoặc câu hoàn chỉnh. Và khi tớ thử dùng tiếng Anh với bạn bè (qua tin nhắn và cả trò chuyện trực tiếp) thì tớ thấy bạn tớ… ổn cả 2. Có thể tại tớ sinh sống ở một môi trường toàn người giỏi ngoại ngữ nên nó thế. Nhưng tớ tin chắc rằng, người Việt ta giỏi phần đọc và viết hơn 2 phần còn lại. Lí do là tại khi học thì chúng ta toàn học trọng tâm vào 2 phần đọc viết nên giỏi hơn là đúng.

VẬY NÊN, LÀM ƠN ĐÓ, ĐỂ CHO NỖI SỢ NGOẠI NGỮ BIẾN MẤT THÌ HÃY HỌC TRỌNG TÂM VÀO PHẦN NGHE NÓI TRƯỚC NHA. Vì khi bạn dùng ngoại ngữ để giao tiếp thì bạn cần dùng nghe nói là chủ yếu mà phải không? Làm gì có ai ra đường lại cầm quyển sổ để viết ra những điều mình muốn nói đâu đúng chứ? Mà ngay cả khi bạn cần sổ để viết thì bạn cũng cần NGHE người ta nói để mà trả lời mà phải không?

2: GRAMMAR, VOCABULARY:

Tớ thấy khi học trên trường (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) thì thầy cô đều chú trọng rất nhiều vào 2 phần (Grammar, vocab) đó. Tớ không hiểu tại sao nữa, thầy cô luôn luôn dạy những cái cấu trúc câu mà không ai học thuộc cả. Tớ vẫn không hiểu tại sao mình phải chép lại những cấu trúc câu đó trong khi mình chẳng hiểu gì cả:D Đừng hiểu nhầm ý tớ, tớ biết cách chia động từ sao cho đúng, nhưng tớ không hiểu cái cấu trúc câu/công thức nó đang nói cái gì. Tớ hiểu tại sao lại phải dạy công thức, nhưng tại sao thầy cô không thay đổi cách dạy nhỉ? Tớ chắc chắn rằng đa số mọi người đều thích học ngoại ngữ, chỉ là họ không thích cách dạy của thầy cô mà thôi. Và phần vocab, tớ sẽ chia ra 3 loại:

(1) Từ vựng thông dụng,

(2) Từ vựng nâng cao – big words,

(3) Từ vựng chuyên ngành.

Loại (1) và (2) thì ai cũng cần học, nhưng trong 2 loại này thì tớ đề xuất rằng nếu bạn chỉ cần giao tiếp với mọi người xung quanh thì nên chú trọng hơn vào (1) hơn là (2). Đương nhiên cũng cần học (2) nhưng học (1) là nhiều nha. Còn loại (3) thì chỉ dành cho người đã chọn được chuyên ngành mình muốn học/theo đuổi. Bạn không cần học loại (3) nếu bạn chưa tìm được ngành bản thân mong muốn vì nếu bạn học loại (3) khi mình chưa chọn được ngành thì bạn sẽ bị rối vì những từ chuyên ngành toàn là những từ “siêu to khổng lồ”. Và trong cả 3 loại thì tớ đề nghị khi học thì các bạn nên học thuộc lòng (learn by heart đấy) loại 1 vì các bạn dùng loại (1) là chủ yếu, còn loại (2) thì các bạn không cần học thuộc lòng đâu, nếu các bạn học thuộc lòng tất cả những cái “big words” thì nó lâu lắm và nó còn làm bạn cảm thấy bạn thật nhỏ bé và thua kém. Và khi dạy ở trường, thầy cô bắt học sinh học thuộc lòng cả loại (1) và (2), điều đó lại góp phần làm cho học sinh sợ ngoại ngữ hơn. (Tớ cả thấy mình giống đang chứng minh toán học hơn là đang chỉ ra nên học phần từ vựng gì)

Và các bạn đừng sợ khi viết bài mà sai chính tả hay sai chia động từ, vì ngay cả người bản xứ lâu lâu cũng sai những cái lỗi đấy mà. Vì trong tiếng Anh ý, nó có nhiều cái từ nó… “khó nhớ” mọi người ạ. Nhưng đừng lấy lí do này ra để bao biện cho bài-luận-toàn-lỗi-sai-chính-tả-và-ngữ-pháp của mình nhé. Cái này chỉ dành cho những người suốt ngày lo lắng, sợ không biết mình đã viết đúng chính tả chưa, sợ không biết mình chia đúng thì chưa thôi nhé.

3: LUYỆN NGHE – NÓI NHƯ THẾ NÀO?

Tớ lảm nhảm mấy cái “lí thuyết” nãy giờ các bạn nghe chắc cũng chán rồi nhỉ? Mà nếu tớ chỉ nói rằng bạn nên làm cái này, không nên là cái kia mà không chỉ cách làm sao cho đúng, nhanh thì cũng… kì cục nhỉ? Và tớ cũng hiểu tại sao thầy cô lại chỉ chú trọng vào phần đọc – viết. Cũng không thể trách giáo viên được, trong một cái lớp 45 đứa thì giáo viên luyện nghe – nói kiểu gì đúng không nào? Nên tớ đề xuất là 2 cái kĩ năng này các bạn tự luyện hoặc đi học 1-1 là tuyệt nhất. Mà tớ sẽ loại trừ khả năng học 1-1 nhé, tại đâu phải ai cũng có kinh tế hoặc có bố mẹ giỏi ngoại ngữ mà học kiểu đó được đúng không? Vậy là chỉ còn tự học thôi. Nhưng mà tớ nói thật là khi nhắc tới tự học là hầu hết mọi người ai cũng “Thôi lười lắm, tự học không có động lực đâu” Uầy, đó là do bạn chưa tự học đúng cách thôi. Đầu tiên là tự học speaking (nói) trước nha, các bạn có thể “tự kỉ” giống mình, tự độc thoại một mình hoặc là các bạn có thể luyện nói ngay trong lúc các bạn học các kĩ năng còn lại. Tớ phải nói thật là luyện speaking là dễ nhất luôn ý, bạn có thể luyện bất kì lúc nào. Khi lái xe, khi đi chơi, khi học bài, trước khi đi ngủ, và tỉ tỉ khi khác. Lí do mà mọi người không chịu luyện Speaking là các bạn sợ mình bị “tự kỉ” hoặc là bị mọi người nhìn vào và đánh giá, nhưng mà nè, các cậu muốn người ta không chú ý tới mình cả đời hay là muốn người ta đánh giá mình một lúc nho nhỏ rồi phải ngưỡng mộ mình cả phần đời còn lại? Các cậu muốn vế đầu hay vế sau? Và thêm 1 tips nho nhỏ nếu các cậu không muốn bị nói là “con/thằng điên” thì hãy luyện speaking trước giương hoặc nếu được thì hãy chơi những cái challenge nho nhỏ giống tớ.

Tiếp theo là phần listening, phần này cũng dễ không kém. Cái này thì các bạn có thể xem youtube bằng ngôn ngữ các bạn đang định học. Tớ sẽ lấy ví dụ là tiếng Anh nhé, tớ tự luyện listening bằng cách xem phim bằng tiếng Anh (lúc đầu thì bật engsub, bây giờ thì không cần nữa), nghe nhạc US-UK, nghe english speech, xem những kênh như: Mr.Beast, ZHC,… (tớ chỉ tập trung vào 2 kênh đó thôi, tại 2 cái đó hay nhất hehe) Và tớ bật mí một xíu cho những bạn muốn có giọng (accent) Anh/ Mĩ thì nếu bạn xem youtube, nghe nhạc, xem phim quá nhiều (như tớ nè) thì cái accent của tớ nó thay đổi theo những cái tớ xem và nghe. Nói thật đó, hôm bữa, tớ vừa đi thi thử IELTS thì cô có hỏi là “Mày học tiếng anh ở đâu ấy? Tao có thấy cái accent của mày ở phim và MV ca nhạc” Ù uôi, tớ hú hồn ấy, nhưng mà nếu để ý một xíu thì giọng mình nó có thay đổi theo cái thứ tớ nghe thật hehe. Vâng, xin chào một lần nữa, tớ là đứa có accent Youtube đây. Và các bạn cũng có thể học Speaking kèm theo Listening nữa nè, ví dụ nha, nếu các bạn xem một cái MV đi, thì các bạn có thể học phát âm ở đó, hoặc là các bạn có thể hát theo để học cách viết câu văn, cách người ta nói, vân vân và mây mây các bạn nhé.

4: LUYỆN ĐỌC VÀ VIẾT VỪA VUI VỪA BỔ ÍCH:

Nghe như quảng cáo ấy ù uôi, nhưng mà nói thật ý, tớ có cách để vừa học vừa chơi ý. Đầu tiên là Reading đi nha. Ví dụ bạn là một wibu như tớ thì có thể đọc các POV bằng ngôn ngữ bạn đang học hoặc là đọc báo, đọc những thứ mà bạn quan tâm trong thứ tiếng đó. Đầu tiên thì hãy bắt đầu với cái gì dễ dễ thôi, đừng khó quá, khó quá thì đâm ra nản đó. Hoặc nếu bạn không phải là wibu hay k-pop fan, thì hãy đọc những cuốn truyện “con nít” trong ngôn ngữ bạn đang học. Lại một ví dụ muôn thủa, tớ lấy ví dụ môn tiếng Anh nhé, tớ luyện tiếng Anh bằng cách xem phim (vâng, lại phim) và bật engsub, đọc POV trên youtube (các bạn bấm vào mấy cái playlist của nhân vật mình thích rồi lướt xuống cmt là thấy POV à), và lúc tớ còn là beginner thì tớ đọc mấy truyện như: Dork diaries, dog man, Geronimo Stilton classic tales (Tớ recommend classic tales vì các bạn có thể vừa học tiếng anh vừa học thêm về văn hóa của họ) Tiện quảng cáo luôn cho cái Geronimo Stilton classic tales nè, cái này là rewrite về mấy cái tales mà nó quá dài, viết lại dành cho trẻ con. Tớ lấy ví dụ quyển Moby Dick đi (vâng, tên nó là Moby Dick đấy) thì cái quyển sách chi chít chữ đấy ngay cả trẻ con bản xứ chưa chắc đã nuốt nổi. Nói gì đến người nước ngoài như mình, nên cái bộ Geronimo Stilton classic tales là chân ái nha. Còn nếu bạn QUÁ lười tới mức bạn không nuốt nổi mấy cái đề xuất trên thì bạn cũng có thể học thuộc lyrics nhạc. Tớ thường dùng cách này khi tớ lên cơn làm biếng á.

Tiếp theo là đến writing, ôi cơn ác mộng của tôi. Và vâng, 1 số tips để các bạn đỡ rén hơn trong tiết writing là… tớ khum biết hmu hmu. Giờ mà các bạn hỏi tớ làm sao để writing tốt hơn thì tớ còn biết chứ làm sao để đỡ rén thì có chờ 100 năm nữa thì tớ cũng sẽ chẳng có câu trả lời đâu. Nhưng mà làm sao để để bài writing tốt hơn thì là: Học kĩ 3 kĩ năng trên trước rồi khả năng chia động từ và viết đúng ngữ pháp sẽ được nâng cao và rồi tự nhiên khả năng writing của bạn sẽ được nâng lên kha khá đó. Và nếu bạn đọc nhiều những bài luận trong thứ tiếng bạn đang học thì bạn sẽ học được thêm cách để nối câu trôi chảy hơn, các để viết bài thu hút hơn,… còn nhiều lắm. Hoặc là chỉ cần bạn viết nhiều rồi dần dần cũng sẽ viết hay hơn thôi.

5: CÁI NÀY CHO VUI THÔI:

Một số bonus thêm khi bạn đã giỏi ngoại ngữ rồi, tớ lấy ví dụ là môn tiếng Anh nha. Một số rắc rối khi bạn học 2 hoặc nhiều ngôn ngữ song song: Khi nói chuyện sẽ giống… Chi Pu. Ừ, chắc ai cũng biết rồi nhưng đó thực sự là một rắc rối với tớ. Tớ có một số đứa bạn tuy giỏi tiếng Anh nhưng nó rất ghét khi tớ nói chuyện cứ thêm tiếng Anh vào (ơ, ai biết gì đâu, khi nói chuyện từ gì nhảy vào đầu tớ thì tớ nói thôi). Và tớ đã chật vật để tìm từ tiếng Việt có nghĩa tương đồng với từ gốc trong tiếng Anh. Có lúc tớ bị bất lực với sự “mất gốc tiếng Việt” của mình.

Có một hôm, tớ muốn mua white broccoli (tớ lại quên mất nó là gì rồi) và tớ bảo bố tớ là mua hộ tớ đi. Và nguyên văn cuộc trò chuyện như thế này.

Bố mua hộ con cái… white broccoli đi

Bố: là cái gì???

Là cái… white broccoli đó

(nghĩ trong đầu) Giết người rồi! White broccoli trong tiếng Việt là gì nhờ??

Bố: là cái gì mới được chứ con này?

Hm hm, là cái rau nhìn giống cái cây ấy bố. Cái broccoli mà nó màu… white á

Bố: :))????

Tớ bất lực luôn. Sau đó tớ phải chờ mẹ để mẹ mua hộ cái white broccoli=)))

Thêm 1 cái nữa là hôm trước khi tớ đi du lịch thì tớ cần thêm 1 cái blanket trong phòng khách sạn của mình. Cái tớ mới gọi lên lễ tân và kiểu:

Tớ: Etou, có phải là lễ tân không ạ? Vâng, em cần một cái… blanket vào phòng ABC     

Mấy cái này là thật đó, não tớ process quá chậm để có thể dịch từ blanket ra tiếng Việt.

Thêm 1 số sự khó chịu nữa đó là tớ suy nghĩ bằng tiếng Anh luôn, okay, đó có thể là một blessing với ai đó, nhưng đó là sự khó chịu đối với tớ. Nó khó chịu lắm mọi người ạ, tớ không biết giải thích thế lào nhưng cọc cực.

Thế thôi, đến đây là hết rồi, tớ sẽ tổng hợp lại những lời khuyên tớ đưa ra trong bài này nhé.

1: Học nhiều hơn vào phần nghe nói hơn là đọc viết

2: Học loại từ (1), (2) và (3) theo thứ tự học nặng giảm dần. ý là học nhiều nhất loại (1) và ít nhất loại (3) 

(Học nặng loại (3) nếu đã chọn được chuyên ngành, nếu không thì đừng học loại (3) nhé)

3: Luyện nghe: Nghe youtube, xem phim, nghe nhạc – tất cả bằng ngoại ngữ bạn đang học

Luyện nói: có thể “tự kỉ” giống tớ, tự luyện 1 mình, nói chuyện 1 mình hoặc lặp lại những gì bạn đã nghe khi luyện nghe, có thể nói chuyện với người khác bằng ngoại ngữ đang học.

4: Luyện đọc: Nếu là wibu thì có thể đọc POV, nếu là fan K-pop thì có thể đọc bài báo về idol của mình. Nếu không thì có thể tham khảo những quyển sách “con nít” như Dork diaries, dog man, Geronimo Stilton classic tales,… còn nhiều lắm, ra nhà sách, đi đến khu sách tiếng Anh là có à (tớ lấy ví dụ mấy cái quyển này vì hầu hết mọi người học ngoại ngữ là tiếng Anh là nhiều) Còn nếu lười thêm nữa thì có thể đọc lyrics nhạc.

 

Chia sẻ từ Nathalie Đặng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn