4 năm đại học là khoảng thời gian mà bạn chuyển mình, có nhiều cơ hội không thể ngờ đến. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm nhiều khó khăn thử thách, bắt buộc bạn phải vượt qua. Vậy sinh viên GenZ cần làm gì trong 4 năm đại học để ra trường không thất nghiệp? Bài viết này của SunUni sẽ bật mí cho các bạn, cùng theo dõi ngay nhé!

1. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Chắc không cần phải giải thích quá nhiều về việc sinh viên thì nên bổ sung kiến thức chuyên ngành, nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn không nhận ra (hoặc cố tình không nhận ra). 

Nếu bạn đã chọn ngành học mà thực sự yêu thích nó, hãy dành nhiều thời gian không chỉ ở trường mà còn có rất nhiều các kiến thức thực tế liên quan đến chuyên ngành ở ngoài thực tế.  Mỗi chuyên ngành sẽ có những diễn đàn, những cuốn sách, khóa học liên quan, hãy tìm tòi và nâng cấp kiến thức của bản thân. Đó chính là cách để bạn có thể vượt qua những buổi phỏng vấn một cách dễ dàng (những buổi phỏng vấn cho những công việc liên quan tới chuyên ngành bạn đang theo học).

Còn nếu bạn chưa thực sự thích chuyên ngành bạn đang theo học, hãy thử tìm những thông tin về chuyên ngành mới, những chuyên ngành bạn thực sự đam mê và dành thời gian tìm hiểu chuyên sâu nó.

2. KỸ NĂNG MỀM CHO CÔNG VIỆC TƯƠNG LAI

Kỹ năng cứng (chuyên môn liên quan đến chuyên ngành) hay kỹ năng mềm (kỹ năng ngoài chuyên môn) gì thì cũng quan trong ngang nhau. Thực tế sẽ không giống như những gì lý thuyết đã dạy bạn. Bạn có thể vấp ngã, có thể áp lực,..nhưng nếu sở hữu các kỹ năng mềm cần thiết, bạn sẽ sẵn sàng vượt qua những điều đó dễ dàng hơn. Môi trường đại học chính là nơi hoàn hảo để bạn rèn luyện kỹ năng mềm đó. 

Các kỹ năng mềm cơ bản như làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện,… nghe thì đơn giản nhưng làm sao cho tốt thì cũng cần thời gian rèn luyện rất nhiều. 

Bạn thử tưởng tượng nếu bạn nắm chắc các kiến thức các kiến thức chuyên ngành, có ý tưởng nhưng lại ngại thuyết trình, không biết trình bày như thế nào, thì đôi khi năng lực của bạn sẽ không được sếp đánh giá cao bằng nhưng bạn khác.

3. THÀNH THẠO CÁC PHẦN MỀM VĂN PHÒNG CƠ BẢN

Hiện nay, tiêu chuẩn thành thạo các phần mềm văn phòng là tiêu chuẩn bất kỳ doanh nghiệp nào cũng yêu cầu khi tuyển dụng. Những nhân viên có trình độ tin học văn phòng cao, doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo. Bên cạnh đó, cũng sẽ có được những hiệu quả công việc sớm hơn những nhân viên có trình độ tin học ít ỏi. Chúng ta nhận thấy rằng tin học văn phòng là kỹ năng mà ta dễ dàng rèn luyện khi còn là sinh viên, học sinh.

Qua những phân tích trên, ắt hẳn bạn đã hình dung ra phần nào tầm quan trọng của các kỹ năng tin học văn phòng trong cuộc sống, giáo dục cũng như trong công việc của mỗi cá nhân. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần nâng cao kỹ năng tin học văn phòng của mình.

4. NGOẠI NGỮ – TẤM VISA GIÚP BẠN BƯỚC RA THẾ GIỚI 

Học ngoại ngữ là việc vô cùng quan trọng không thể bỏ qua dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào. Các bạn trẻ đang sống trong một thời đại đầy tính hội nhập, nếu không sở hữu mức độ cơ bản của một ngoại ngữ, bạn sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội hấp dẫn. Chúng ta đang ở thời đại 4.0, mọi thứ thay đổi mỗi ngày đến chóng mặt, vì vậy hãy thật giỏi một ngôn ngữ nữa, xác suất tìm được một công việc ưng ý để bạn có thể hạnh phúc làm việc cả ngày không biết mệt mỏi sẽ cao hơn rất nhiều.

Chúng ta vẫn nghe nói tới “công dân toàn cầu”, thêm một thứ tiếng, cơ hội của bạn không chỉ bó hẹp ở một chỗ, bạn có thể đến bất kỳ quốc gia nào bạn muốn, làm hướng dẫn viên du lịch tại Nhật Bản hay làm lập trình viên ở Singapore, tại sao không nhỉ? Huyền chip, JV Nevermind là những người trẻ giỏi giang như thế.

Năng động lên, không có tiền học, hãy đi làm thêm, không có điều kiện đến lớp học, hãy học online, đừng viện lý do, hãy tìm cơ hội.

Những năm gần đây, tiếng Anh dần trở nên gần gũi hơn, được coi như ngôn ngữ thứ 2 luôn chứ không còn là một ngoại ngữ xa xôi khó học nữa. Tiếng Anh sẽ là nền tảng để bạn có một công việc tốt một cách dễ dàng hơn, với mức lương tốt hơn. Hơn nữa việc luyện tập tiếng Anh còn rèn cho bạn tính kỷ luật, sự tự tin khi giao tiếp. 

Tuy nhiên, để giao tiếp tiếng Anh, không phải ngày một ngày hai mà bạn có thể giao tiếp trôi chảy. Để có thể hiểu cơ bản các cuộc hội thoại và giao tiếp cơ bản bạn phải mất ít nhất 3 đến 6 tháng. Các chủ đề cơ bản ở đây mới là các chủ đề thông dụng hằng ngày. Để có thể hiểu sâu các cụm từ tiếng Anh chuyên ngành bạn sẽ lại mất thêm 3 tháng đến 6 tháng. 

5.PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC 

Bước chân vào đại học, các bạn sẽ bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Nơi đây, các thầy cô sẽ không thể ngày ngày theo sát, chỉ dạy bạn chi tiết từng bài học. Thời gian trên lớp sẽ không nhiều nhưng lượng kiến thức là vô cùng lớn. Do đó, các bạn cần phải tự học, tự tìm hiểu nếu muốn nâng cao, phát triển bản thân. Các bạn nên đọc thêm sách ở nhà, thư viện, học hỏi từ những đàn anh, đàn chị khóa trên hay học qua các kênh Youtube, Google,… Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể trau dồi thêm cho mình các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, thiết kế,… để hoàn thiện mình hơn nhé.

6. CHẤP NHẬN KHÁC BIỆT ĐỂ HÒA NHẬP

Đại học chính là nơi tụ họp, giao thoa sinh viên ở nhiều vùng miền khác nhau. Đôi khi những sự khác biệt đó chưa phù hợp với bạn nhưng cũng đừng vì thế mà tạo nên khoảng cách. Bản thân bạn sau này khi ra trường cũng sẽ làm việc trong những môi trường như vậy, quá nhiều sự mới lạ, khác biệt. Bởi vậy, hãy chấp nhận để bản thân cũng như mọi người được hòa nhập hơn. Các bạn hãy học cách lắng nghe, chia sẻ, tìm kiếm điểm chung giữa mọi người. Với một số trường hợp, bạn nên cởi mở để trò chuyện nhiều hơn hay nhẹ nhàng đóng góp, không phán xét hay phân biệt.

7. LÀM TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN MUỐN

Sinh viên là tỷ phú thời gian, ai trải qua cũng đều nghiệm ra điều đó, hãy làm tất cả những gì bạn muốn, thử tất cả những công việc bạn tò mò, thích thú. Đừng ngại khó, khổ, những tháng năm này vô cùng quan trọng với bạn, được phép thử, được phép sai lầm.

Đây là thời điểm rất thích hợp để bạn khám phá những khả năng mà của bản thân mà trước đây bạn chưa từng biết. Nếu có đang “lạc trôi” ở một nơi xa thì 4 năm đại học là lúc bạn phải hiểu được mình, tìm được con đường của mình, phải trả lời được mình cần gì, mình giỏi thứ gì: âm nhạc, kinh doanh, luật pháp hay thiên hướng nghiên cứu khoa học hoặc thậm chí trở thành huấn luyện viên gym.

Hãy làm tất cả để tìm ra phương hướng của bản thân, đừng dật dờ buông thả mình thể để tới tận khi cầm bằng tốt nghiệp vẫn bâng khuâng ở giữa dòng, không biết mình làm được gì, mình có gì, cuộc đời lại gói gọn trong chữ “an phận”: không chuyên môn, không đam mê công việc, không sở thích, sống đời nhạt nhẽo.

8. KHÔNG NGỪNG TRẢI NGHIỆM, KHÁM PHÁ

Hãy trải nghiệm, ngoài thế giới kia là biết bao điều thú vị nên đừng chờ đợi, đừng chần chừ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, thế giới quan của bạn sẽ phong phú hơn, gạt bỏ những lo sợ, ngại ngần, những chuyến đi không chỉ mang cho bạn những cảm xúc tích cực mà bạn còn được rèn luyện vô số những kỹ năng và học thêm được nhiều kiến thức đến bất ngờ.

Hãy cứ tưởng tượng đến cảm giác tự hào sau này khi bạn kể cho con cái mình nghe về quá khứ lừng lẫy thời sinh viên của bạn, thật không có gì để tiếc nuối. Học ngay đi, học cả ở thực tế lẫn ở sách vở, học mọi thứ, đầu tư phát triển bản thân. Sau khi tốt nghiệp, nhà tuyển dụng nào có thể từ chối bộ não nhiều nếp nhăn của bạn? Đừng quên bạn đối xử với 4 năm đại học thế nào, tương lai sẽ đối xử với bạn như vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn