Trong cuộc sống, có bao giờ bạn rơi vào trạng thái lăn tăn, do dự giữa những sự lựa chọn. Bạn có thể chọn sống thoải mái, không quan tâm quá nhiều đến sự nghiệp hay tài chính nhưng bạn vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó. Hoặc bạn đang có cuộc sống khá thoải mái về cả tiền bạc lẫn sự phát triển trong sự nghiệp nhưng đôi lúc bạn vẫn muốn tìm kiếm điều gì đó khiến bản thân thực sự cảm thấy hạnh phúc?

 

 

Có rất giai đoạn chúng ta rơi vào những trạng thái như vậy và đôi khi không biết làm cách nào để thoát ra. Đó là lý do khái niệm Ikigai ra đời, giúp chúng ta hiểu rõ bản thân hơn, đồng thời biết hướng đến cuộc sống viên mãn theo cách của riêng từng người.

 

Ikigai là một khái niệm xuất hiện trong văn hóa của người Nhật vùng Okinawa, được dịch là “Lý do để sống”. Trong đó “Iki” là “sống”, và “gai” là “lý do”. Ikigai được cho là bí quyết để có cuộc sống viên mãn và phát triển trong mỗi người.

 

IKIGAI LÀ GÌ?

Ikigai (phát âm là “eye-ka-guy”) chỉ một lối sống mà con người luôn nỗ lực cân bằng nhu cầu về tâm hồn với những cái về thực tế.
Sự cân bằng này được tìm thấy ở nơi giao nhau giữa đam mê và tài năng của bạn với những thứ mà thế giới cần và sẵn sàng trả tiền cho chúng.

Trên đây là cách hiểu phổ biến nhất, và với riêng từng người, từng trường hợp cụ thể sẽ có góc nhìn khác nhau, cách áp dụng Ikigai khác nhau. Nhưng về cơ bản, nó sẽ giúp bạn nhìn được sâu thẳm tâm hồn mình và có triết lý sống khiến bản thân hạnh phúc.

Trước hết, hãy cùng lắng nghe một chút cảm nhận của một người đã áp dụng Ikigai nhé!

 

“Bây giờ thì tôi tin rằng Ikigai là phiên bản hoàn chỉnh của khái niệm mà tôi đang tìm kiếm. Nó chỉ đơn giản là có lý do để bạn thức dậy mỗi sáng.

 

Một trong vô số sai lầm mà tôi đã mắc phải trong cuộc đời mình là tin rằng tiền dẫn đến sự thỏa mãn. Đó chính là lý do tại sao tôi đã đi vào vấn đề tài chính ngay từ đầu.

Nghĩ lại những ngày đó, tôi không thể làm gì khác ngoài việc nghĩ đến lời bài hát của James Taylor “bạn có thể tham gia cuộc chơi và nhận một vai nào đó dù cho bạn biết nó không được viết cho bạn”.

Dù không đúng nhưng tôi đã từng nghĩ rằng nếu có tiền thì tôi có thể có tầm ảnh hưởng đến thế giới.

Tuy nhiên, điều tôi học được là suy nghĩ dẫn tới hành động
Để khám phá ra Ikigai của bạn, trước tiên bạn phải tìm ra thứ bạn đam mê nhất. Sau đó, hãy tìm cách để thể hiện đam mê đó.

Steve Jobs là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Thật dễ khi nghĩ về Jobs như một gã khổng lồ về công nghệ, nhưng điều đó không chính xác. Trên hết, Jobs là một người cuồng kĩ năng lành nghề đến điên dại.

Cho dù đó chỉ là vấn đề về sưu tập chén trà thủ công Nhật Bản hoặc ám ảnh về các chi tiết thiết kế của các sản phẩm khác nhau, anh trung thành với niềm đam mê cho các mặt hàng tinh xảo.

Apple và Pixar chỉ là những phương tiện mà anh đã chọn để bộc lộ đam mê đó.

Đây là điều mà tôi có thể hiểu được.Sẽ là nói dối nếu nói rằng tôi luôn quan tâm sâu sắc về tài chính, công nghệ hoặc vấn đề nhượng quyền thương mại. Sự thật là, xét riêng ra những thứ đó về bản chất đều không có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi.

Điều tôi đam mê là sự minh bạch, chân lý và khả năng giúp đỡ mọi người sống trọn vẹn với tiềm năng nhất.

Công ty chỉ đơn giản là phương tiện mà qua đó tôi có thể theo đuổi đam mê, áp  chúng vào những thứ mà thế giới cần, và tạo ra lợi nhuận trong quá trình đó.

Nói cách khác, BodeTree là Ikigai của tôi.”

 

Với một số diễn giải, Ikigai là giao thoa của bốn vùng:

Thứ bạn thích: What do you love?
Thứ bạn giỏi : What you are good at?
Thứ thế giới cần: What the word needs?
Thứ bạn được trả tiền cho: What you can be paid for?

 

Có một thực tế là hầu hết chúng ta đều không thể tiệm cận sự hoàn hảo với cả 4 gạch đầu dòng trên. Và thậm chí, nếu chúng ta đạt được sự giao thoa của 4 yếu tố đó thì cuộc sống lại hoàn hảo quá, chúng ta chẳng còn động lực để tiếp tục? Nghe có vẻ không khả thi lắm nhỉ.

 

Vậy, hãy lắng nghe những phân tích của các diễn giả về Ikigai xem các góc nhìn về cụm từ này như thế nào.

 

Ken Mogi trong tác phẩm “Awaken your Ikigai” có kiến giải giúp chúng ta về Ikigai chi tiết hơn. Tác giả cho rằng Ikigai không phải là thứ cao siêu, mà hiển hiện trong mỗi việc nhỏ chúng ta làm hàng ngày. Đó là sự bền vững trong cuộc sống, thứ kéo chúng ta thức dậy vào mỗi sáng mùa đông và hăng hái làm việc. Ken Mogi đưa ra năm trụ cột có tính gợi ý thực hành để giúp mỗi chúng ta có thể tìm kiếm Ikigai cho bản thân mình như sau:

Bắt đầu từ những công việc nhỏ, hoàn thành nó để thấy được việc mình làm có đóng góp cho thế giới xung quanh và thấy mình có ý nghĩa.

Giải phóng bản thân bắt đầu bằng việc ý thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và chấp nhận nó.  Việc chấp nhận này giúp chúng ta thoải mái và có thể đưa ra những quyết định sáng suốt.

Hài hòa và bền vững với bối cảnh xung quanh.

Tận hưởng với những thứ nhỏ bé. Niềm vui luôn có mặt trong những thành quả, chiến thắng nhỏ bé chứ không chờ đợi vào những điều to tát, lớn lao.

Sống trong hiện tại, ở đây và bây giờ. Tận hưởng từng giây phút trong hiện tại và không bị làm phiền bởi những mơ mộng xa xôi, những điều chưa tới.

Xuyên suốt những bước này, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc tập trung vào những điều nhỏ bé, những việc rất cụ thể để tạo nên những thành quả nhỏ. Điều này có tính ứng dụng rất lớn trong cả cuộc sống lẫn công việc.
 
Một diễn giải khác về tinh thần Ikigai của Kiro Harada – một chuyên gia về Lean và Agile người Nhật có nói rằng điều quan trọng nhất của Ikigai là đạt được sự hài hòa theo ba chiều: 

 

  • Tốt cho bản thân,

 

  • Tốt cho công ty,

 

  • Tốt cho cộng đồng mình đang sống. 

Và để làm tốt được thì chúng ta cần cân bằng được 2 yếu tố: năng lực và sở thích cá nhân. 

 
“Đã bao giờ mỗi sáng thức dậy bạn cảm thấy rất nặng nề, cảm thấy chán nản với cuộc sống công sở 8 tiếng một ngày chưa? Tôi đã từng nói chuyện với nhiều người, từ các bạn sinh viên mới đi làm tới các anh chị đã đi làm 20,30 năm. Mỗi ngày đi làm của họ là một cuộc chiến. Đời mà, ai cũng chỉ có một cuộc đời thôi, đừng để cuộc đời trôi đi một cách tiêu cực như vậy! 

 
Ikigai đề cao việc nâng cao cuộc sống viên mãn cho mỗi cá nhân. Ngày nay ở các công ty lớn, văn hóa công ty của họ đề cao việc làm cho mỗi ngày đi làm của nhân viên đều là một ngày hạnh phúc. Vậy họ đã làm gì? Đơn giản thôi, họ đã chuyển dịch những triết lý của Ikigai và Agile hòa vào một, để nhân viên của mình có thể linh hoạt, cống hiến, học hỏi và hạnh phúc hơn.”

 

 
Có thể nhận thấy rằng Ikigai không hướng đến sự hoàn hảo tuyệt đối mà đó hãy xem như tâm lý kết hợp hành động để bạn tìm được cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều đó có nghĩa là để đến được với Ikigai của riêng bản thân, bạn cũng sẽ phải nỗ lực để hiểu chính mình và định hình con đường ý nghĩa cũng cho chính mình. 

 
Sự giao thoa của 4 yếu tố như đã đề cập cũng chỉ mang tính chất tương đối. Điều quan trọng là sau khi tìm được Ikigai của mình, bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Đó là khi bạn thấy ổn với công việc dù đôi lúc gặp khó khăn; là khi bạn thấy hài lòng với đồng nghiệp, người thân dù đôi lúc có những mâu thuẫn; là khi bạn thấy bản thân đã thực sự nỗ lực cho chính mình và cho thế giới xung quanh. 
 
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy nặng nề, chênh vênh hay mệt mỏi, hãy cố gắng tìm cách giải quyết triệt để những vấn đề mà bạn cho là ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Cho dù để giải quyết những thứ đó, bạn có phải trải qua những quãng thời gian khó khăn thì hãy cứ thực hiện. Mục đích cuối cùng là một cuộc sống ý nghĩa chứ không phải những vướng bận, những điều tiêu cực. Khi bản thân đã ổn, tiếp tục nghĩ cho những người xung quanh, hành động vì xã hội, bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.
 

Bonus:

Cách xác định Ikigai của mỗi người

Mỗi người sẽ có cách xác định khác nhau, nhưng dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích để bạn tìm thấy Ikigai của chính mình:
 

Bạn là kiểu người như thế nào?

Có những người yêu thích việc lên Facebook và biên những status dài ngoằng, cũng có người dành cả ngày để xem bóng đá, chơi game,… Hãy liệt kê ra tất cả mọi thứ một cách trung thực nhất, rồi cô đọng lại mọi thứ về bản thân.
 

Bạn mơ ước trở thành người như thế nào?

Đừng nghĩ về tiền lương, đừng nghĩ về ước mơ, kỳ vọng của cha mẹ, chỉ bạn mới biết mình muốn trở thành ai.
 

Khả năng, hiểu biết của bạn là gì?

Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ xem lĩnh vực nào bạn có thể thảo luận và nói về nó suốt 1 ngày.
 

Bạn được mọi người công nhận ở lĩnh vực nào?

Bạn hay được mọi người khen hát hay, nấu ăn giỏi, hài hước,… Hãy ghi chép về những lời khen, vì những người thành công hay có thói quen ghi chép.
 

Cảm nhận cuộc sống của mình

Tuy bạn hay được sếp khen, bạn làm được mức lương cao nhưng bạn không cảm thấy “đủ”? Vậy có thể Ikigai của bạn đang ở một lĩnh vực khác. Nhà vô địch cuộc đua công thức 1 – Eddie Irwin đã từng nói: “Công việc yêu thích – đó là sở thích được trả nhiều tiền!”
Bạn có thể hình dung qua những vòng tròn minh họa trên, tuy nhiên còn một việc bạn cần làm nữa là liệt kê những gì bạn ghét ra, sau đó kiểm tra chéo xem việc bạn thích và ghét có nhập nhằng với nhau hay không. Từ đó, Ikigai của bạn sẽ dần hoàn thiện hơn.

“Công việc chiếm phần rất lớn cuộc sống của bạn và cách duy nhất để hài lòng hoàn toàn với nó là làm những gì bạn coi là vĩ đại. Và cách duy nhất làm những điều vĩ đại – hãy yêu việc bạn làm!” – Steve Jobs.
 

Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn!
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn