#1 NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN NHẤT – CÁC THÀNH PHẦN BẮT BUỘC TRONG CÂU

Trong chuỗi bài viết “Tiếng Anh khó – có SunUni lo”, bài viết này là mở màn cho chuỗi bài viết về tất tần tật NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI “MẤT GỐC” HOẶC NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.

Series Tiếng Anh khó có SunUni lo

Lời nói đầu

Vì sao phải dùng danh từ ở đây? Vì sao từ này lại đứng được ở vị trí này? Vì sao động từ phải chia thì hiện tại hoàn thành?,… là rất nhiều câu hỏi khiến rất nhiều bạn “mất gốc” tiếng Anh cũng như các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh mông lung.

Không ghép được các thành phần thành 1 câu hoàn chỉnh khiến người học mông lung

Rõ ràng bản thân đã được học qua về danh từ, động từ, tính từ, trạng từ,… cho đến kiến thức nâng cao hơn như câu điều kiện, câu bị động, rồi cả mệnh đề quan hệ,… nhưng nhiều người vẫn không thể hiểu hay viết được một câu tiếng Anh đúng ngữ pháp.

Nếu bạn đang đọc đến dòng này và nhận thấy mình là một trong số những người “lạc lối” trong việc học ngữ pháp tiếng Anh thì hãy tìm hiểu tận ngọn thông qua series này nhé!

Nguyên nhân khiến bạn không hiểu cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể nào hiểu hay nhớ được vì sao dùng từ này ở đây và vô vàn câu hỏi khi cần viết một câu tiếng Anh. Tuy nhiên, 1 nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến việc này là:

Bạn chưa được học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh một cách có hệ thống.

Hay, mặc dù có rất nhiều kiến thức rời rạc nhưng họ chưa biết cách lắp ghép chúng lại với nhau để tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Bài viết 1 này sẽ là cơ bản về các thành phần cơ bản bắt buộc trong câu kèm ví dụ cụ thể.

👉🏻 Tham gia nhóm 13 tiếng tự học tiếng Anh mỗi ngày để cùng SunUni Academy TỰ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ MỖI NGÀY thông qua các bài đăng, tranh ảnh, infographics,…

THÀNH PHẦN TRONG CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN NHẤT CỦA CÂU TRONG TIẾNG ANH

Lời dẫn

Trong tiếng Anh, một câu có thể rất đơn giản như:

👉🏻 I sleep. (Tôi ngủ.)

nhưng cũng có thể rất phức tạp như:

👉🏻 Although she was very tired, Jennie still went to the bakery to buy a birthday cake for her friend. (Mặc dù đã rất mệt rồi, Jennie vẫn đi đến tiệm bánh để mua một cái bánh sinh nhật cho bạn của cô ấy.)

2 câu trên có điểm chung mà chúng bắt buộc phải có, tuy nhiên cũng có thể có thêm những điểm riêng để mở rộng ý cho câu.

Thành phần bắt buộc có trong 1 câu tiếng Anh cơ bản

Động từ

Hãy thử đọc ví dụ sau:

👉🏻 John noodles in the kitchen. (John mì ở trong bếp.)

Mặc dù vẫn có thể hiểu sơ sơ nghĩa nhưng bạn biết đây không phải 1 câu hoàn chỉnh. Bởi, câu trên đã thiếu đi 1 thành phần bắt buộc trong câu – Động từ.

Giờ hãy thử lại câu trên mà có động từ nhé!

👉🏻 John cooks noodles in the kitchen. (John nấu mì ở trong bếp.)

Chủ ngữ

Nhờ ví dụ trên, ta đã nắm được động từ là 1 thành phần bắt buộc trong câu. Vậy, để một câu hoàn chỉnh hơn, ta cần biết thêm về chủ thể nào đã thực hiện hành động? Và đó chính là chủ ngữ.

Chủ ngữ (Subject = S): là từ hoặc cụm từ chỉ người, sự vật hoặc sự việc thực hiện hoặc chịu trách nhiệm cho hành động của động từ trong câu. Chủ ngữ có thể là một danh từ (cụm danh từ), đại từ, động từ nguyên thể hoặc danh động từ,…

John chính là người thực hiện hành động “nấu mì trong bếp”, có nghĩa là John chính là chủ ngữ trong câu. Nếu bỏ chủ ngữ “John” ra, người nghe sẽ không hiểu ai “nấu mì”. Vì vậy, chủ ngữ cũng là một thành phần không thể thiếu của một câu.

Đến đây chúng ta có “công thức” cho một câu đơn giản, đó là:

Chủ ngữ (S) + Động từ (V)

Ví dụ 1 câu cơ bản trong tiếng Anh

Các thành phần phụ trong câu

Trong ví dụ vừa rồi, chúng ta đã xác định được hai thành phần thiết yếu trong câu là Chủ ngữ (John) và động từ (cook). Vậy còn “noodles in the kitchen” là gì, và chúng có quan trọng không?

Để thử mức độ cần thiết của chúng, chúng ta hãy bỏ nó ra để xem câu còn có ý nghĩa không?

——–—

Tân ngữ

Trước tiên chúng ta loại bỏ “noodles” ra khỏi câu:

👉🏻 John cooks in the kitchen. (John nấu ở trong bếp.)

Phản xạ tự nhiên khi nghe câu này sẽ là hỏi xem John đã nấu cái gì. Nếu không có “noodles”, câu này sẽ bị cụt vì ta không biết rõ John nấu cái gì.

“Noodles” là được gọi là tân ngữ của động từ. Hiểu nôm na, tân ngữ là thứ bị động từ tác động vào. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong câu này vì nó hoàn thiện ý nghĩa của động từ “made”.

Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng cần một tân ngữ, bằng chứng là câu ví dụ đầu tiên trong bài này:

👉🏻 I sleep. (Tôi ngủ.)

Cho nên, có thể kết luận là sự tồn tại của tân ngữ trong câu là tùy vào động từ đó có cần một tân ngữ hay không.

——–— 

Thông tin nền

Tiếp theo, chúng ta thử bỏ đi “in the kitchen”:

👉🏻 John cooks noodles. (John nấu mì.)

Câu này đã trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Nếu không tò mò thêm về hành động này thì khi nghe câu này chúng ta đã hiểu được điều gì đã xảy ra. Như vậy, có thể nói rằng “in the kitchen” là một thông tin nền,  vì nó có tác dụng làm rõ ý nghĩa của câu hơn, cung cấp người nghe biết được nơi mà hành động “nấu mì” diễn ra nhưng không bắt buộc phải có trong câu.

Trên thực tế, thông tin nền không chỉ giới hạn trong thông tin về nơi chốn mà còn bao gồm rất nhiều những thứ khác, chẳng hạn như thời gian, cách thức, lý do, v.v.

Ví dụ:

👉🏻 John cooks noodles last night. (thời gian – “tối qua”)

👉🏻 John cooks noodles slowly. (cách thức – “một cách chậm rãi”)

👉🏻 John cooks noodles because his mother asked him to. (lý do – “vì mẹ anh ấy nhờ anh ấy làm vậy”)

Đó là những thông tin cung cấp thêm cho người nghe về hành động trong câu xảy ra trong tình huống nào, Bởi tính chất “có thì tốt, không có cũng chả sao” cho nên chúng ta gọi đây là “thông tin nền”.

Kết luận

Qua việc phân tích một câu đơn giản, ta xác định được một câu bao gồm các thành phần sau đây:

Thành phần cơ bản của 1 câu trong tiếng Anh

Trong đó,

  • Chủ ngữ: là người/vật thực hiện hành động & là thành phần bắt buộc.
  • Động từ: biểu hiện hành động của câu & là thành phần bắt buộc.
  • Tân ngữ: là người/vật bị hành động tác động vào & có thể có hoặc không tùy thuộc vào động từ.
  • Các thông tin nền: bổ sung các thông tin khác liên quan đến hành động, ví dụ như nơi chốn, thời điểm, thời gian, cách thức, lý do mà hành động xảy ra. Các thông tin nền có thể có hoặc không có. Tuy nhiên nếu có sẽ làm rõ ý nghĩa của câu hơn; nếu không có cũng không ảnh hưởng đến câu về mặt ngữ pháp.
Thành phần Chủ ngữ Động từ Tân ngữ Thông tin nền
Ví dụ It is raining heavily.
My parents like cats a lot.
She gave me a gift on my birthday.
My kids are making friends.

chủ ngữđộng từ là hai thành phần bắt buộc trong câu, câu nào cũng có, nên bạn phải học cách nhận diện được hai thành phần này. Một khi bạn đã xác định được rõ về Subject và Verb thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết các thành phần còn lại hơn. Từ đó hạn chế tối đa việc nhầm lẫn các thành phần này với nhau.

 

Bài viết cùng chủ đề

TẠI SAO BẠN NGHE TIẾNG ANH MÃI MÀ KHÔNG HIỂU? 

TẠI SAO BẠN HỌC TIẾNG ANH MÃI KHÔNG GIỎI?

GIỚI THIỆU 6 TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH – BẠN ĐANG Ở TRÌNH ĐỘ NÀO?

KỸ NĂNG NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT KHI MỚI HỌC TIẾNG ANH?

Đọc thêm:

BÍ KÍP X2, X3 TỪ VỰNG CÙNG TIỀN TỐ, HẬU TỐ TRONG TIẾNG ANH

6 CÁCH GIÚP BẠN LUYỆN GIỌNG/ACCENT/PHÁT ÂM TIẾNG ANH NGAY (HAY BẤT CỨ NGÔN NGỮ NÀO)

TỔNG HỢP CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG ANH (Từ formal đến informal)

PARAPHRASE TIẾNG ANH – NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG CÂU/TỪ ĐỒNG NGHĨA HIỆU QUẢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon-call
Gọi cho SunUni...
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn